- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
2.3.1.1. Nhận thức của các cấp quản lí ở huyện
Qua khảo sát, cho thấy: đa số cán bộ thuộc các cấp quản lý ở huyện như: phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy... đã nhận thức rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của công tác LCCB. Trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện công tác LCCB lãnh đạo nói chung, công tác luân chuyển CBQL giáo dục nói riêng. Một nội dung quan trọng và xuyên suốt luôn được nhấn mạnh, đó là LCCB lãnh đạo và quản lý là nhằm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn. Đây được xem là khâu có tính đột phá. LCCB phải được kết hợp chặt chẽ với công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ và công tác nhận xét, đánh giá cán bộ. Luân chuyển CBQL chính là một biện pháp tích cực để đổi mới công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Từ đó, các cấp, các ngành đã xây dựng kế hoạch cụ thể, rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ hiện có, lựa chọn cán bộ trong diện quy hoạch; xem xét năng lực, sở trường của mỗi cán bộ và yêu cầu, nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị để xác định nơi luân chuyển, bố trí công việc cho phù hợp. Qua khảo sát 12 đồng chí là cán bộ các phòng, ban liên quan và 13 đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy cho thấy: 20/25=75% nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa công tác LCCB, 5/25=15% nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa công tác LCCB; 25/25=100% cho rằng LCCB là cần thiết nhưng để đem lại hiệu quả thì cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ. 16/20=80% cho rằng công tác LCCB cần phải thận trọng không nên tiến hành ồ ạt. Như vậy qua số liệu khảo sát ở trên cho thấy, đa số cán bộ các cấp quản lý của huyện nhận thức tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
về mục đích, ý nghĩa, mối liên quan của công tác LCCB. Nhưng về biện pháp và cách thức thực hiện thì còn có sự nhận thức khác nhau, có những quan điểm tán thành việc LCCB phải có lộ trình, bước đi rõ ràng, những cũng có quan điểm cho rằng cần dựa trên tình hình thực tế và các điều kiện cần thiết. Đây cũng mà một trong những nguyên nhân khiến cho công tác luân chuyển CBQL trường học thời gian qua (2006-2011) tại huyện Tiên Yên còn hạn chế chưa thực sự là giải pháp đột phá trong công tác cán bộ.