KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 111 - 112)

- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Luân chuyển CBQL trường Mầm non, Tiểu học, THCS là một mảng công tác quan trọng trong công tác tổ chức nhân sự của UBND huyện. Công tác LCCB nói chung, luân chuyển CBQL trường học nói riêng luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ của công tác tổ chức cán bộ.

Để làm tốt công tác luân chuyển CBQL giáo dục cần thực hiện công khai, dân chủ và phân cấp hợp lý trong công tác cán bộ của ngành giáo dục; khuyến khích vai trò chủ động, tự giác và tích cực của CBQL các cấp; tăng cường công tác quản lý gắn với việc đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, chiều hướng phát triển của cán bộ; xây dựng và thực hiện đề án luân chuyển CBQL trường học; qui hoạch phát triển cán bộ quản lí.

Nghiên cứu thực trạng công tác luân chuyển CBQL trường học ở Huyện Tiên Yên cho thấy, nhận thức của CBQL giáo dục về công tác luân chuyển tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cho rằng luân chuyển làm xáo trộn đội ngũ không cần thiết và còn gây tiêu cực. Tuy nhiên đa số giáo viên và phụ huynh được hỏi ý kiến thì đều cho rằng việc luân chuyển CBQL trường học là cần thiết. Các biện pháp thực hiện công tác LCCB ở Huyện Tiên Yên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên với yêu cầu đổi mới giáo dục thì vẫn chưa đáp ứng.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về công tác luân chuyển CBQL trường học ở Huyện Tiên Yên, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp sau: Biện pháp thứ 1: Thực hiện công khai, dân chủ và phân cấp hợp lý trong công tác cán bộ của ngành giáo dục. Biện pháp thứ 2: Khuyến khích vai trò chủ động, tự giác và tích cực của CBQL các cấp Biện pháp thứ 3:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tăng cường công tác quản lý gắn với việc đánh giá đúng phẩm chất, năng

lực và chiều hướng phát triển của cán bộ. Biện pháp thứ 4: Quy hoạch phát

triển CBQL giáo dục và quản lý trường học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các

địa bàn khác nhau của huyện. Biện pháp thứ 5: Xây dựng đề án luân chuyển

CBQL trường học.

Các biện pháp chúng tôi đề xuất phần nào đã kế thừa được những kết quả tốt đã được thực hiện ở địa bàn Huyện Tiên Yên đồng thời cũng phát huy những nhân tố mới để nâng cao hiệu quả của công tác này. Các biện pháp đã được đã được kiểm chứng qua ý kiến chuyên gia cho thấy tính cần thiết và tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 111 - 112)