Cán bộ quản lí

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 30)

Theo Từ điển Tiếng Việt, CBQL là: "Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ" [21,Tr. 105].

Giáo trình Khoa học quản lý đưa ra khái niệm: " CBQL là các cá nhân thực hiện những chức năng và nhiệm vụ quản lý nhất định của bộ máy quản lý". Mỗi CBQL nhận trách nhiệm trong bộ máy quản lý bằng một trong hai hình thức tuyển cử và bổ nhiệm [17, Tr. 295].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CBQL là chủ thể quản lý, gồm những người giữ vai trò tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lý. CBQL là người chỉ huy, lãnh đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của tổ chức. Người quản lý vừa là người lãnh đạo, quản lý cơ quan đó vừa chịu sự lãnh đạo, quản lý của cấp trên. CBQL có thể là trưởng, phó trưởng của một tổ chức được cơ quan cấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính nhà nước. Cấp phó giúp việc cho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc được phân công.

Xuất phát từ tầm quan trọng của người CBQL, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong giai đoạn cách mạng hiện nay, CBQL phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Về phẩm chất chính trị: CBQL phải có quan điểm lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định; nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn; có khả năng tự hoàn thiện, tự đánh giá kết quả công việc của bản thân, tạo được lòng tin và lôi cuốn mọi người tham gia.

- Về kiến thức pháp luật: CBQL phải hiểu và nắm được luật pháp. Tuỳ theo vị trí công tác mà CBQL phải có những am hiểu luật pháp nhất định.

- Về trình độ chuyên môn: CBQL trước hết phải am hiểu chuyên môn, đủ tri thức quản lý ngành nghề, chuyên môn đó. Trình độ cao và có sự am hiểu tường tận chuyên môn của ngành mình giúp cán bộ hoạch định chiến lược phát triển ngành đúng hướng, tổ chức thực hiện mục tiêu quản lý ngành một cách có hiệu quả nhất.

- Về năng lực tổ chức quản lý: CBQL là người đề ra mục tiêu và tổ chức thực hiện mục tiêu thông qua các cộng sự và những người lao động. Do đó, đòi hỏi CBQL phải là người có bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, khả năng quan sát nắm được các nhiệm vụ để tổ chức cho hệ thống hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng bộ có hiệu quả, là người biết cách tổ chức lao động.

- Về phẩm chất đạo đức và tác phong: Các yêu cầu trên có đạt hiệu quả mong muốn hay không còn tuỳ thuộc vào đạo đức tác phong của người CBQL. Đạo đức, tác phong là chuẩn mực quan trọng đối với CBQL trong thực tiễn, đồng thời cũng là tiêu chí chí cơ bản để đánh giá cán bộ.

Tóm lại, CBQL là chủ thể quản lý, là người có chức vụ trong tổ chức được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm; người giữ vai trò dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Người CBQL phải có phẩm chất và năng lực vượt trội và là tấm gương cho mọi người trong đơn vị noi theo.

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 30)