Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 90)

- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

3.1.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Luân chuyển CBQL trường học là chủ trương lớn của Đảng, việc này nhà giáo, cán bộ công chức có quyền được biết, được trực tiếp tham gia ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ. Nội dung phát huy dân chủ trong công tác luân chuyển CBQL được thực hiện như sau:

- Công khai tiêu chuẩn CBQL trường học

Yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay đòi hòi CBQL trường học có những tiêu chuẩn ngày càng cao. Tiêu chuẩn đó phải được công khai cho toàn thể cán bộ, giáo viên biết. Hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta đã tiến hành xây dựng được chuẩn ngạch bậc cho giáo viên với những tiêu chuẩn cụ thể bao gồm ba lĩnh vực: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; Kiến thức và Kỹ năng sư phạm.

CBQL trước hết phải đạt được những chuẩn đó nhưng với những phẩm chất và năng lực vượt trội, hơn hẳn giáo viên. Theo Quy định 05/2006 của Ban Thường vụ Huyện ủy. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng trường học phải hội tụ được các tiêu chuẩn sau:

Về phẩm chất: Có lập trường tư tưởng, bản lĩnh vững vàng, đạo đức tốt, yêu nghề, sống trung thực, mạnh dạn đổi mới, không cơ hội, không tham nhũng, đấu tranh chống tiêu cực, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng đoàn kết tập hợp nội bộ giáo viên và công nhân viên trong trường, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, hăng say công tác, năng động, sáng tạo trong công việc, có tác phong mẫu mực, có uy tín với tập thể.

Về trình độ: CBQL trường học phải có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, đã qua kinh nghiệm giảng dạy và đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trở lên, có năng lực quản lý trường học, nắm vững nội dung chương trình, mục đích yêu cầu các môn học trong bậc học; Có trình độ chính trị trung cấp trở lên, đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; nắm vững chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, những chủ trương, chính sách về giáo dục. Nắm vững Luật giáo dục, am hiểu về tình hình kinh tế - chính trị của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về năng lực quản lý: Lập kế hoạch của nhà trường tốt, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao; quản lý tốt các hoạt động dạy và học trong nhà trường, xây dựng và quản lý cơ sở vật chất và thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu công tác, người CBQL trường học phải biết ngoại ngữ ở một trình độ nhất định và sử dụng thành thạo máy vi tính. Những yếu tố này giúp CBQL trường học thể hiện rõ được tinh thần đi đầu trong học tập để nâng cao trình độ, sự hiểu biết, tạo được phong cách làm việc khoa học, phù hợp với xu hướng dạy học hiện đại.

Công khai tiêu chuẩn CBQL trường học là biện pháp tích cực để những giáo viên có xu hướng trở thành những nhà quản lý trường học định hướng họ cần phải có những năng lực gì và cần rèn luyện những gì đồng thời xác định rõ con đường phấn đấu của họ. Bên cạnh đó việc công khai tiêu chuẩn CBQL còn giúp cho các CBQL , giáo viên , quần chúng nhân dân kiểm tra giám sát việc bổ nhiệm, miền nhiệm hay luân chuyển đảm bảo cho các cấp ra các quyết định đúng đắn về công tác cán bộ. Việc công khai tiêu chuẩn CBQL cùng giúp cho các CBQL hiện hành luôn cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu của vị trí lãnh đạo, quản lý.

- Tổ chức cho giáo viên nhận xét và bỏ phiếu tín nhiệm đối với CBQL nhà trường

Đây là việc làm định kỳ nhưng đôi khi do yêu cầu đột xuất về công tác cán bộ, nhà trường tiến hành cho giáo viên nhận xét và bỏ phiếu tín nhiệm đối với CBQL nhà trường; có thể kết hợp với việc lấy ý kiến thăm dò, tín nhiệm cán bộ quy hoạch kế cận. Thực tế cho thấy, thời gian lấy ý kiến tín nhiệm CBQL trường học nếu chỉ thực hiện vào trước khi bổ nhiệm và sau khi hết thời gian bổ nhiệm là quá dài, không đảm bảo kênh thông tin để đánh giá, điều chỉnh hay uốn nắn CBQL. Người CBQL dễ lâm vào tình trạng độc đoán,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyên quyền, cứng nhắc trong công việc. Do vậy thời điểm lấy ý kiến tín nhiệm nên bố trí đều đặn trong thời gian người CBQL được bổ nhiệm. Cụ thể: trước khi bổ nhiệm, giữa nhiệm kỳ và sau khi hết thời gian bổ nhiệm. Ngoài ra còn có những trường hợp đột xuất khác: CBQL do vi phạm kỷ luật hoặc do sức khoẻ yếu, hoặc không đủ năng lực tiếp tục đảm đương nhiệm vụ. Nhà trường cần bổ sung, tăng cường CBQL. Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường học của huyện.

Để việc nhận xét và lấy phiếu tín nhiệm một cách khách quan, thường là lãnh đạo và cán bộ phòng giáo dục trực tiếp xuống đơn vị làm việc.

Các bước tiến hành như sau:

- Tổ chức họp hội đồng nhà trường sao cho cuộc họp này có thể tập hợp được đầy đủ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhất.

- Phòng GD &ĐT huyện (chủ trì) nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc nhận xét, bỏ phiếu tín nhiệm CBQL đương chức hoặc CBQL kế cận (phát huy dân chủ của cán bộ, giáo viên; động viên tinh thần, ý thức trách nhiệm của các thành viên trong việc nhận xét, đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm CBQL một cách khách quan, trung thực).

- Phân tích tình hình cụ thể của đơn vị, có thể định hướng, gợi ý một số cán bộ, giáo viên có năng lực ở một vài vị trí công tác để cán bộ, giáo viên có sự cân nhắc, lựa chọn.

Căn cứ vào kết quả phiếu thăm dò tín nhiệm kết hợp với đánh giá nhận xét cán bộ thường niên, các cấp lãnh đạo sẽ thấy rõ được uy tín của CBQL trường học. Việc làm này là một động thái tích cực giúp CBQL trường học luôn luôn trau dồi phẩm chất đạo đức, không ngừng học tập nâng cao chất lượng công tác nhằm xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh.

Căn cứ quy định về phân cấp quản lý hiện nay của Tỉnh, các phòng Giáo dục và Đào tạoch ịu sự quản lý của UBND các huyện. Sở Giáo dục &

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đào tạo chỉ đạo trực tiếp về mặt chuyên môn. Như vậy, CBQL trường học thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy. Cơ chế lãnh đạo quản lý nếu được vận hành tốt, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện tốt việc luân chuyển CBQL giáo dục. Cơ chế ấy được thể hiện cụ thể như sau:

Căn cứ vào Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã ra Quyết định số 1260-QĐ/TU quy định về quy chế bổ nhiệm, BNL cán bộ; Kế hoạch số 09-KH/TU về việc LCCB. Hướng dẫn của ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, trong công tác quản lý cán bộ, đồng thời chỉ đạo triển khai việc khảo sát cán bộ và xây dựng kế hoạch LCCB có văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch này đối với các huyện uỷ và các Đảng uỷ trực thuộc.

Để lãnh đạo tốt công tác này, Tỉnh uỷ quy định trình tự triển khai theo trình tự:

Bước 1: Triển khai quán triển các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của trung ương và ra các quyết định, hướng dẫn cụ thể cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện.

Bước 2: Xây dựng, xét duyệt đề án tổ chức nhân sự gắn với kế hoạch luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và quản lý.

Bước 3: Thực hiện LCCB và chế độ đối với cán bộ luân chuyển.

Như vậy, từ chủ trương của Trung ương, Tỉnh uỷ đã ra những văn bản theo đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Tỉnh uỷ đã vận dụng các chủ trương trên một cách sát thực và phù hợp nhất với tình hình của địa phương. Tỉnh đã xác định phải tuân thủ theo các nguyên tắc trong bổ nhiệm CBQL. Đối với LCCB, không tiến hành ồ ạt mà thực hiện có điểm, có diện, đồng thời, giao cho các ngành, huyện thực hiện kế hoạch luân chuyển ở cấp mình trên cơ sở đề án đã được duyệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Huyện uỷ đã có Chương trình hành động triển khai chỉ thị của Tỉnh ủy về tổ chức thực hiện LCCB. Căn cứ văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ nghiên cứu và xây dựng chương hành động triển khai thực hiện.

Có thể thấy đối với huyện Tiên Yên còn có sự chênh lệch về điều kiện kinh tế - xã hội, dân trí giữa các xã thì việc xây dựng kế hoạch luân chuyển, BNL CBQL phải thật cụ thể, phù hợp với tình hình chung và đặc điểm riêng của địa phương. Nghị quyết triển khai phải đưa ra được nhiệm vụ cụ thể của từng ban, ngành và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, công chức trên địa bàn.

Đảng bộ xã, thị trấn và chi bộ Đảng trong trường học tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên trong Đảng viên và toàn thể cán bộ, giáo viên. Phải làm cho cán bộ, giáo viên trường học hiểu rõ được từ mục đích, yêu cầu của việc luân chuyển, BNL CBQL đến phương châm, nguyên tắc và giải pháp đã được đưa ra, đặc biệt là ở góc độ đơn vị mình. Có như vậy mới tạo được sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng trong toàn Đảng và toàn thể cán bộ, giáo viên.

Có thể nói việc thực hiện luân chuyển CBQL giáo dục đạt kết quả ở mức độ nào tuỳ thuộc rất nhiều vào khâu tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên ở đảng bộ xã, thị trấn và từng đơn vị trường học.

Về mặt chính quyền, dựa vào chủ trương của Đảng, UBND tỉnh có chỉ thị để triển khai việc tổ chức thực hiện luân chuyển cán bộ trên địa bàn tỉnh. Chỉ thị nêu rõ quan điểm chỉ đạo, cách thức tổ chức và trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong việc triển khai thực hiện kế hoạch này.

Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện chỉ đạo phòng Giáo dục và Phòng Nội vụ phối hợp thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh. Với chức năng quản lý của mình, phòng Giáo dục phối hợp v ới Phòng Nội vụ, Ban Tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chức Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và lập kế hoạch luân chuyển CBQL các trường trên địa bàn trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt. Đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng, kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ không chấp hành quyết định trong việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển mà không có lý do chính đáng và những cán bộ vì tư tưởng cục bộ, động cơ cá nhân mà cản trở, gây khó khăn, làm giảm uy tín người được điều động tới hoặc lợi dụng việc luân chuyển mà đẩy người không hợp với mình đi nơi khác.

Về phân cấp quản lý: thực hiện nghiêm túc sự phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, đặc biệt là những nội dung liên quan đến công tác luân chuyển, bổ nhiệm, BNL cán bộ. Cần đẩy mạnh công tác sau đây:

- Phân cấp cho phòng Giáo dục&Đào tạo cấp huyện:

Phối hợp với Phòng nội vụ huyện, thực hiện quy trình bổ nhiệm, BNL, miễn nhiệm CBQL trình Ủy ban nhân dân huyện ủy xem xét cho ý kiến.

Quyết định bổ nhiệm, BNL, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện sau khi có ý kiến của Thường trực Ủy ban nhân dân huyện.

Quyết định phân bổ biên chế sự nghiệp các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và CBQL giáo dục trên địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)