- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
2.3.2.4. Các biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá
Đối với cấp trên, kiểm tra giúp cho lãnh đạo biết cán bộ bên dưới thực hiện công việc được giao đến đâu, có đúng kế hoạch không, trong quá trình thực hiện công việc được giao đó có sai sót điều gì không?... Nếu cán bộ bên dưới đi sai đường lối, sai chủ trương, có sai lầm về nhiệm vụ thì kịp thời chỉ đạo, uốn nắn. Ngược lại, thông qua kiểm tra mà biết chủ trương, đường lối có chính xác không. Như vậy kiểm tra cán bộ thực chất là làm cho đường lối, chủ trương của Đảng được thực hiện và hoàn thiện hơn.
Về phía người cán bộ, sự kiểm tra của cấp trên chính là giúp họ nhìn thấy những ưu điểm và thành tích để phấn khởi, tin tưởng tiến lên. Ngược lại, kịp thời phát hiện, và khắc phục những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình công tác, giúp cho họ không bị trượt vào những khuyết điểm trầm trọng hơn.
Như đã biết, công tác LCCB có thể phát huy tác dụng tốt nhưng cũng có thể gây ra hậu quả xấu đối với bản thân cán bộ được luân chuyển và đơn vị, địa phương có cán bộ luân chuyển đến. Do vậy công tác kiểm tra, đánh giá có một vai trò hết sức quan trọng trong công tác LCCB. Nhận thức rõ nội dung trên, trong 5 năm qua (2006-2011) các cấp quản lý của huyện đã tiến hành 03 cuộc kiểm tra về công tác LCCB, trong quá trình kiểm tra đã phát hiện và kịp thời điều chỉnh đối với một số đơn vị thực hiện chưa đúng quy trình cũng như trách nhiệm tham gia về công tác LCCB. Qua các cuộc kiểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tra, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện cơ bản có đủ thông tin đánh giá được kết quả công tác luân chuyển CBQL giáo dục tại các đơn vị và kết quả công tác của bản thân cán bộ luân chuyển.
Tuy nhiên, có thể thấy công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá qua thực tế trển khai đã bộc lộ một số hạn chế. Số các cuộc kiểm tra còn ít so với yêu cầu, nội dung kiểm tra thường được lồng ghép với những nội dung khác, chỉ tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: việc phát huy dân chủ, việc tuân thủ quy trình, khâu quy hoạch cán bộ, kết quả công tác điều hành của cán bộ được luân chuyển...mà chưa quan tâm đến các nội dung: trách nhiệm của chính quyền địa phương, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo nơi có cán bộ luân chuyền, công tác thi, đua khen thưởng, công tác thực hiện chế độ đối với cán bộ luân chuyển như ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, ưu tiên bố trí sắp xếp...
Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá trong công tác LCCB có một vai trò hết sức quan trọng. Thông qua kiểm tra, giám sát, đánh giá sẽ thấy được mặt tích cực và cả những tồn tại hạn chế. Từ đó có sự rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong khâu tổ chức thực hiện và chỉ đạo trong thời gian tiếp theo.