Nguồn nhân lực và tăng trƣởng kinh tế

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 56)

Qua đánh giá chung về kết quả nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn 2005-2010 cho thấy, quy mô giáo dục và đào tạo, dạy nghề tiếp tục được quan tâm đầu tư và phát triển ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, xây dựng khá tập trung và phân bố phù hợp, tương đối đều khắp; đặc biệt các điểm trường học ở các xã miền núi, vùng khó khăn được kiện cố hóa khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu và mở rộng cơ hội học tập ngày càng cao của nhân dân. Hiện nay trên địa bàn

huyện có 33 trường, 1 trung tâm đào tạo nghề, 1 trung tâm hướng nghiệp và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổng số học sinh, học viên, sinh viên liên tục tăng, học viên học nghề; tỷ lệ sinh viên trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm đều tăng, năm 2006: 15,9%, năm 2007: 16,65%, năm 2008: 18,35%, năm 2009: 20,9%... Chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, dạy nghề có chuyển biến tích cực và đảm bảo thực chất hơn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo các năm tăng từ 24% (năm 2005) lên 35% (năm 2010). Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, dạy nghề không ngừng được củng cố, phát triển và trưởng thành về nhiều mặt; trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn tiếp tục nâng lên, đến nay tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, trong đó giáo viên đạt trên chuẩn cấp tiểu học chiếm 58%, cấp THCS chiếm 40%.

Các cơ sở giáo dục, dạy nghề như Trung tâm Đào tạo Tiên Yên, Trung tâm Giáo dục và bồi dưỡng thường xuyên; Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, đã tăng cường đào tạo, liên kết đào tạo và bồi dưỡng đã góp phần quan trọng cho việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sản xuất cho người lao động. Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn tuy mới thành lập nhưng cũng đã tích cực tham gia nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động, nhất là lao đông nông thôn, vùng cao.

Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao về chất lượng, có mặt hầu hết trên các lĩnh vực hoạt động, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Huyện. Đến nay, tổng số cán bộ, công chức thuộc huyện: 1056 người, trong đó có 10 thạc sĩ. Việc bố trí, sử dụng cán bộ có sự gắn kết với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, giúp cho người cán bộ phát huy tốt vai trò của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong 5 năm đã đào tạo sau đại học: 10 đồng chí, đào tạo đại học chuyên ngành: 250 người.

Nhờ đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển dạy nghề đã có chuyển biến tích cực, tổng thể các tiềm năng lao động xã hội được chuẩn bị về nhiều mặt, tạo động lực cho việc nâng cao hiệu quả các hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lao động sản xuất tại địa phương, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của Huyện.

Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ngày một cao, trong khi đó chất lượng nguồn nhân lực, trình độ, năng lực quản lý kinh tế-xã hội của cán bộ, công chức chưa thật sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới. Thực tiễn cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của địa phương còn nhiều khó khăn, hiện nay tình trạng vừa thừa, vừa thiếu vẫn diễn ra chưa khắc phục được, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao, có tính chuyên nghiệp và ở một số lĩnh vực, ngành chuyên môn có tính đặc thù mà địa phương đang có nhu cầu.

Công tác tạo nguồn nhân lực cho các thành phần kinh tế đã được Huyện quan tâm thực hiện tích cực, nhưng chưa có chính sách thu hút hợp lý. Số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn đại học hệ chính quy, trình độ thạc sĩ còn ít. Kinh phí phục vụ cho công tác bồi dưỡng, đào tạo còn khó khăn. Nhận thức của một bộ phận thanh niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số về học nghề còn hạn chế. Năng lực và chất lượng đào tạo của một số cơ sở dạy nghề trên địa bàn còn thấp.

Trong những năm qua, kinh tế của huyện có sự tăng trưởng mạnh trên các ngành sản xuất và dịch vụ, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 13,5% (tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2011 : 40 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo đúng hướng, tính đến nay tỷ trọng các ngành: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 41,8 %; thương mại, dịch vụ chiếm 33,5%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 24,7%.

Lĩnh vực văn hoá xã hội có bước tiến bộ vượt bậc. Quy mô trường

học được mở rộng, công tác xã hội hóa giáo dục đạt được kết quả đáng kể, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp cao; duy trì vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, phổ cập giáo dục THCS; cơ sở vật chất trường học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được quan tâm đầu tư, trang bị, trường học, nhà hiệu bộ, nhà công vụ giáo viên đều đã được kiên cố hóa. Công tác chăm sóc trẻ em luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm. Mạng lưới y tế trên địa bàn được đầu tư cơ sở vật chất, 100% trạm xá xã đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất. Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao được huyện quan tâm chỉ đạo, bảo tồn và phát huy tốt giá trị văn hóa các các dân tộc thông qua việc tổ chức các Lễ hội văn hóa dân tộc.

Bằng các chương trình, dự án vay vốn phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo trong sản xuất và đời sống, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện hàng năm giảm mạnh. Huyện đã hoàn thành mục tiêu xoá nhà ở tạm cho các hộ nghèo, niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố và nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 56)