Các biện pháp lập kế hoạch và qui hoạch

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 77)

- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

2.3.2.1. Các biện pháp lập kế hoạch và qui hoạch

Ngay sau khi có Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về LCCB lãnh đạo và quản lý và các hướng dẫn của Tỉnh ủy Quảng Ninh. Huyện Tiên Yên đã thực hiện công tác phổ biến quán triệt những nội dung cơ bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc huyện. Trên cơ sở nhận thức nội dung, quy trình, tầm quan trọng của công tác LCCB, Huyện ủy đã xây dựng chương

trình hành động thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về LCCB

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác LCCB lãnh đạo, quản lý, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về LCCB lãnh đạo, quản lý. Trong thời gian 2006-2011, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phục vụ công tác quy hoạch và luân chuyển CBQL trường học, đó là: hằng năm tiến hành rà soát CBQL hết thời gian bổ nhiệm, xây dựng phương án điều động hay tiếp tục bổ nhiệm tại chỗ; công tác đánh giá, nhận xét CBQL và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các trường học theo hàng năm. Trên cơ sở đó phát hiện những nhân tố nổi trội để đưa vào quy hoạch CBQL đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch.

Trên cơ sở các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn 28 trường học thuộc huyện đã thực hiện tương đối tốt và chặt chẽ các nội dung: đánh giá, xếp loại CBQL và giáo viên hàng năm. Xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2009-2010 và 2010-2015 đúng quy trình, đủ về số lượng, cơ cấu và đảm bảo chất lượng góp phần xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu hiện nay.

Như vậy có thể khẳng định rằng: trong những năm qua, công tác xây dựng kế hoạch và xây dựng quy hoạch CBQL giáo dục tại huyện Tiên Yên được thực hiện tương đối tốt, đảm bảo dân chủ, khách quan và công khai, từng bước xây dựng lực lượng cán bộ dự nguồn dồi dào về số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn, phục vụ tốt cho công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.11: Thống kê cán bộ, giáo viên đƣợc đánh giá xếp loại hàng năm

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

CBQL 59=100% 58=100% 60=100% 60=100% 69=98,5% 71=100%

Giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.12: Thống kê số lƣợng cán bộ đƣợc đƣa vào quy hoạch CBQL

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số lượng 0 0 0 76 92 115

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn bộc lộ một số hạn chế sau: Thời gian đầu, Huyện chỉ tập trung xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo trưởng, phó các phòng ban, quy hoạch lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, cấp xã. Công tác xây dựng quy hoạch CBQL ngành giáo dục chưa được chú ý. Đến năm 2009, huyện mới thực hiện xây dựng quy hoạch CBQL ngành giáo dục. Việc rà soát, bổ sung quy hoạch và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm còn lúng túng và chưa thành nề nếp. Đến năm 2010 Huyện mới xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về LCCB. Công tác cụ thể hóa nghị quyết LCCB của Huyện ủy trong của ngành Giáo dục&Đào tạo còn chậm, cho đến nay chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể về LCCB CBQL giáo dục. Công tác luân chuyển CBQL mặc dù đã được thực hiện nhiều năm nay, nhưng dưới dạng “ăn sổi” thiếu tầm nhìn và thiếu sự cân đối các yếu tố trên cơ sở một kế hoạch tổng thể trên phạm vi toàn huyện và trong một giai đoạn nhất định với một lộ trình rõ ràng, cụ thể.

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 77)