Cán bộ quản lí trường mầm non

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 36)

CBQL trường mầm non là bộ phận cán bộ giữ các chức vụ quan trọng nhất trong các trường mầm non, thường phải kiêm nhiệm một hoặc một số chức vụ khác trong công tác Đảng, đoàn thể. Tuy số lượng không nhiều, chiếm khoảng 5% tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các trường mầm non cũng như tổ chức công việc tại các nhà trường.

Đây là đội ngũ cán bộ trưởng thành từ công tác giảng dạy, chủ yếu chủ yếu được hình thành từ nguồn cán bộ trong quy hoạch tại chỗ, một số đồng chí được điều động, luân chuyển từ nơi khác đến song vẫn là trong nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, trong huyện. Trong những năm qua, luôn được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, công tác quản lý nhà nước nên 100% đã chuẩn hóa, đa số có sự am hiểu về kiến thức chuyên môn, về đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ở trong nước và ở địa phương.

Cán bộ, lãnh đạo, quản lý trường Mầm non đều do tập thể BTV Huyện uỷ xem xét ra nghị quyết, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm, BNL miễn nhiệm. Do vậy đều là đối tượng điều chỉnh của quy chế bổ nhiệm, BNL hiện hành, được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ có xem xét đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực trình độ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ, quan hệ với quần chúng... Trong quá trình đó họ một mặt chịu sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp của BTV Huyện uỷ. Đồng thời họ phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đánh giá của các cơ quan, tổ chức có liên quan và quần chúng nhân dân nơi công tác và nơi cư trú. Đội ngũ cán bộ cán bộ lãnh đạo quản lý luôn được Ban Thường vụ Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện quan tâm thường xuyên lãnh đạo chỉ đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn, vì vậy trong những năm gần đây, số lượng đã được tăng lên, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, chất lượng được nâng lên rõ rệt.

Do bậc học mầm non mới được củng cố, phát triển mở rộng trong những năm qua, nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trường mầm non huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiên Yên có tuổi đời bình quân không cao (tuổi bình quân 39 tuổi) do vậy đa phần có sức khoẻ tốt, có sự năng động, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ. Là huyện miền núi nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, nhưng số cán bộ là người dân tộc thiểu số còn ít (chiếm 16%), 100% cán bộ là nữ. Một số đồng còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến lạc hậu tư tưởng tiểu nông, sản xuất nhỏ, biểu hiện ra thành những bệnh cá nhân chủ nghĩa như: Hẹp hòi, ích kỷ, kinh nghiệm, cục bộ, địa phương, thiếu tầm nhìn trong công việc...

Trong đội ngũ cán lãnh đạo, quản lý trường mầm non nhiều đồng chí đã gắn bó với ngành học mầm non từ những ngày đầu nên ít có điều kiện học tập chính quy có hệ thống tại các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, mà chủ yếu là học tập các hệ đào tạo, bồi dưỡng không chính quy, trong thời gian tại chức sau này và tích luỹ kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn; trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ trên cũng còn bất cập trước yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế về kinh tế. Điều đó đòi hỏi trong những năm tới phải tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, từng bước bố trí xắp xếp, đội ngũ cán bộ hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 36)