- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
3.3.2. Kết quả đánh giá
Sau khi thu thập các bảng hỏi đã có ý kiến chuyên gia về các biện pháp luân chuyển CBQL trường học, kết quả thu được như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp
(theo đánh giá của CBQL và cán bộ dự nguồn CBQL)
TT Các biện pháp Tính cấp thiết (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết 1
Thực hiện công khai, dân chủ và phân cấp hợp lý trong công tác cán bộ của ngành giáo dục
92,5 7,5 0
2 Khuyến khích vai trò chủ động, tự giác
và tích cực của CBQL các cấp 95,2 4,8 0
3
Tăng cường công tác quản lý gắn với việc đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, chiều hướng phát triển của cán bộ
91,5 8,8 0
4 Qui hoạch phát triển cán bộ quản lí 90 8,5 0,5
5 Xây dựng và thực hiện đề án luân
chuyển CBQL trường học 80,3 12,5 7,2
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp
Tính khả thi (%)
Rất khả
thi Khả thi Chưa
khả thi 1
Thực hiện công khai, dân chủ và phân cấp hợp lý trong công tác cán bộ của ngành giáo dục
80,5 18 1,5
2 Khuyến khích vai trò chủ động, tự giác
và tích cực của CBQL các cấp 90,3 7,5 2,2
3
Tăng cường công tác quản lý gắn với việc đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, chiều hướng phát triển của cán bộ
90,5 8,8 1,2
4 Qui hoạch phát triển cán bộ quản lí 95,5 0,5 0
5 Xây dựng và thực hiện đề án luân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số liệu trong các bảng trên cho thấy, về cơ bản các biện pháp nêu trên đều được các nhà quản lý, cán bộ nguồn CBQL tán thành và rất có khả thi. Trong những biện pháp trên có biện pháp không phải là mới, nhưng đối với việc tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL các trường học huyện Tiên Yên lại đòi hỏi, yêu cầu thực hiện các biện pháp này ở những góc độ khác, với tầm quan trọng khác. Tuy vậy cũng có những biện pháp đề xuất là hoàn toàn mới như thực hiện việc phân cấp mạnh mẽ và triệt để hơn của Ban Thường vụ Huyện ủy cho Ủy ban nhân dân huyện, giao quyền bổ nhiệm điều động, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL giáo dục cho phòng Giáo dục và đào tạo huyện trong các khâu thực hiện luân chuyển CBQL ngành giáo dục như: bổ nhiệm, BNL, điều động và miễn nhiệm CBQL.
Từ căn cứ này, có thể thấy nếu các biện pháp trên được áp dụng trong
những điều kiện thuận lợi như đã nói, chắc chắn việc tổ chức thực hiện LCCB nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học huyện Tiên Yên sẽ đạt được hiệu quả cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong những năm qua ngành giáo dục đào tạo huyện Tiên Yên đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và CBQL có phẩm chất đạo đức và có ý thức
chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Góp
phần vào kết quả đó có tác động của công tác luân chuyển CBQL trường học. Tuy nhiên với đòi hỏi đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục thì công tác luân chuyển CBQL giáo dục của Huyện Tiên Yên hiện nay cũng cần phải có những biện pháp mới phù hợp hơn.
Dựa trên nghiên cứu lí luận về công tác luân chuyên cán bộ và thực tiễn của công tác luân chuyển CBQL trường học thuộc Huyện Tiên Yên, trên cơ sở có kế thừa những cách thức làm tốt, chúng tôi đã đề xuất 05 biện pháp để nâng cao chất lượng công tác LCCB quản lí trường học cấp Mầm non, Tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
học và THCS.
Các biện pháp đề xuất trong đó có thể có biện pháp không hoàn toàn là mới nhưng được giải quyết theo cách thức mới và quan điểm mới. Các biện pháp này có sự thống nhất biện chứng và có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện biện pháp này có thể sẽ là cơ sở cho thực hiện biện pháp khác, với mục đích cuối cùng là làm cho đội ngũ CBQL trường học Huyện Tiên Yên phát huy được sở trường, trình độ, năng lực của mình đóng góp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của Huyện nhà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn