Nhận thức của cán bộ quản lí trường học

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 74)

- Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

2.3.1.2.Nhận thức của cán bộ quản lí trường học

Qua khảo sát cho thấy: đa số CBQL trường học đều nhận thức được mục đích, tầm quan trọng, nội dung của công tác luân chuyển CBQL trường học với các nội dung: đó là LCCB lãnh đạo và quản lý là nhằm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ (82.5%); tạo điều kiện cho cán bộ (đặc biệt là cán bộ trẻ), có triển vọng, trong quy hoạch, được rèn luyện trong thực tiễn (72.0%), 85% cho rằng công tác LCCB cần phải gắn với công tác quy hoạch CBQL và công tác nhận xét đánh giá…Tuy nhiên, vẫn còn có những CBQL hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác này khi cho rằng: luân chuyển CBQL đem lại sự xáo trộn không cần thiết trong hoạt động của các nhà trường (11.4%); luân chuyển CBQL chỉ đơn giản là sự hoán đổi vị trí (11.4%); 15% có tâm lý e ngại, chán nản, không sẵn sàng khi thuộc diện luân chuyển… Như vậy có thể thấy, CBQL giáo dục là đối tượng của công tác LCCB có nhận thức chưa nhất quán, vẫn còn một bộ phận có tâm lý e ngại, không sẵn sàng, có thể nói đây chính là những trở ngại lớn nhất đối với công tác LCCB, bởi lẽ khi cán bộ chưa yên tâm công tác thì khó có thể làm tròn chức trách, nhiệm vụ thậm chí còn gây tác dụng ngược. Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần thực hiện tuyên truyền, vận động giúp cho người cán bộ nhận thức đúng và đồng tình với công tác LCCB là một trong những biện pháp cần thiết và quan trọng trước khi tiến hành luân chuyển CBQL.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 74)