Là CBQL các trường học thuộc huyện, 100% bản thân và gia đình đều đang cư trú, sinh sống và gắn bó với địa phương, nên CBQL trường học chịu sự chi phối của các yếu tố như văn hóa, phong tục, tập quán, đặc biệt là các mối quan hệ: họ hàng, dòng tộc, quen biết. Đa số CBQL trường học thuộc huyện có mối quan hệ tốt với cộng đồng, làng xóm, khu dân cư. Bản thân luôn gương mẫu trong công việc chung, có lối sống giản dị, hài hòa, bản thân và gia đình luôn chấp hành tốt những quy định của thôn, bản, khu phố và chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Do vậy được phụ huynh học sinh kính trọng, nhiều đồng chí trở thành những người có uy tín, có khả năng thuyết phục, cảm hóa và có tầm ảnh hưởng lớn đối với nhân dân trên địa bàn. Nhiều đồng chí đã được tín nhiệm bầu vào cấp ủy cơ sở, hội đồng nhân dân các cấp. Tuy vậy cũng đã nảy sinh các mối quan hệ tiêu cực như: mất uy tín tại địa phương và đơn vị công tác, thiếu công bằng trong công việc, bản thân và gia đình thiếu gương mẫu, không chấp hành đầy đủ quy định của địa phương, thôn, bản khu phố.
Có thể thấy các mối quan hệ xã hội vừa là nhân tố giúp cho người CBQL trường học thuận lợi hơn trong công tác quản lý, điều hành như: huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước... nhưng cũng đồng thời là các yếu tố gây trở ngại trong công việc, khiến cho người CBQL trường học dễ lâm vào tình trạng nể nang, thiên vị, cục bộ địa phương... như: sức ép từ sự ảnh hưởng của dòng họ, của các mối quan hệ quen biết, sự ảnh hưởng của các lợi ích kinh tế đối với bản thân và gia đình. Như vậy trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cần có sự luân chuyển, sắp xếp bố trí CBQL nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chung CBQL giáo dục nói riêng tại các địa phương theo một thời gian nhất định, không nên để một CBQL công tác quá lâu tại một địa phương, hay một đơn vị.