Yêu cầu phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 49)

Trước yêu cầu đổi mới phát triển đất nước, đã đặt ra cho giáo dục những yêu cầu phát triển mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra quan điểm: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục... Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học”. [36]

Đối với huyện Tiên Yên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định “...Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường, phù hợp với đối tượng học sinh; tiếp tục thực hiện phương pháp đánh giá chất lượng chuyên môn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo viên thông qua chất lượng của học sinh...phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục... Duy trì và phát triển hệ thống nội trú dân nuôi để cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có điều kiện được học hành. Thực hiện phân luồng học sinh sau khi hoàn thành chương trình THCS (vào Trung học phổ thông và học Trung cấp nghề) để hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục bậc trung học...” Trên cơ sở quan điểm trên, ngành Giáo dục và Đào tạo, các xã, thị trấn và các đơn vị trường học cụ thể hóa và xây dựng những tiêu chí cụ thể để tổ chức thực hiện [15].

Một phần của tài liệu luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và thcs trên địa bàn huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)