- Nâng cao hiệu quả, tăng kinh tế Tái sử dụng các phế phẩm
2. Phát triển và bảo tồn trong điều kiện biến đổi khí hậu
Từ những tác động của biến đổi khí hậu đã được trình bày trên thì sự tác động của nó đến phát triển của kinh tế xã hội và môi trường thiên nhiên sẽ rất mạnh. Vấn đề giữa phát triển và bảo tồn trong điều kiện biến đổi khí hậu cần phải được thảo luận và định hướng.
3.1. Tác động biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế xã hội
Trong phát triển kinh tế xã hội thường được quan tâm và có tác động lớn đến 2 vấn đề là: (i) phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu hưởng lợi từ nền văn minh phát triển; và (ii) phát triển sản xuất để thu nhập kinh tế, ổn định cuộc sống và công ăn việc làm cho người dân. Chính sự biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét đã gây những tổn thất cho các vùng đô thị phát triển như ngập lụt, sóng thần gây nên khó khăn cho người dân đô thị. Trong khi đó ở các vùng sản xuất nông nghiệp phát triển thì sản xuất ngày một khó khăn phải điều chỉnh mô hình sản xuất và đã có những tác động ít nhiều đến việc xâm lấn vào các khu bảo tồn để khai thác như phá rừng nuôi thủy sản, phá rừng lấy gỗ, phá rừng để có diện tích đất canh tác.
Vùng ĐBSCL là nơi cư trú của hơn 18,6 triệu người Việt Nam (2009), đa số cư dân ở đây sống tập trung dọc theo các sông rạch, đô thị và vùng ven biển. Sản xuất nông nghiệp và thủy sản là hai trụ cột kinh tế chính của cư dân ở vùng này, mỗi năm vùng đồng bằng đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng cá và khoảng 75% sản lượng trái cây cho cả nước. Tuy là một vùng nông nghiệp năng động có giá trị đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân nhưng cuộc sống người nông dân và ngư dân vùng ĐBSCL còn thấp và bấp bênh do chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn từ sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang và sẽ diễn biến khá phức tạp. Nếu tốc độ phát thải khí nhà kính tiếp tục gia tăng nhanh chóng như hiện nay hoặc nhanh hơn nữa mà toàn thể nhân loại không có nhiều biện pháp hữu hiệu để ngăn cản thì đến cuối thế kỷ thứ 21, ĐBSCL sẽ có khoảng 2 triệu ha có thể phải nằm dưới mực nước biển.Việc tạo dựng các chính sách thích hợp để có thể thích ứng với sự thay đổi của khí hậu trong tương lai và lồng ghép vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ý nghĩa lớn (Lê Anh Tuấn, 2011)
Theo kết quả của Hội thảo về khung pháp lý liên quan đến biến đổi khí hậu đối với sự đa dạng sinh học (2011), đã đưa ra 5 tác động lớn nhất của tác động biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học:
- Tác động đến hệ sinh thái (đặc biệt là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, rạn san hô, hệ sinh thái nước ngọt...).
- Tác động đến loài (đặc biệt là sinh vật biển, nguy cơ tuyệt chủng một số loài cũng như xuất hiện loài ngoại lai...).
- Tác động đến nguồn gen, an toàn sinh học.
- Tác động đến môi trường sống của các loài sinh vật (dẫn đến khả năng di cư sinh vật, thay đổi chuỗi thức ăn, xuất hiện các bệnh dịch mới...).
- Tác động đến đa dạng sinh học trong nông nghiệp (diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp...).
3.3 Phát triển kinh tế và bảo tồn dưới sự tác động của biến đổi khí hậu.
Theo kết quả được trình bày trên, dưới tác động của biến đổi khí hậu thì áp lực về mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng gay gắt. Nếu sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển đô thị cũng như đến các hoạt động sản xuất ở những vùng gắn liền với bảo tồn thì nguy cơ phá vỡ cơ cấu bảo tồn thiên nhiên càng phải được quan tâm và có biện pháp thích ứng. Đặc biệt là khi đời sống và nhu cầu của cộng đồng dân cư gặp khó khăn trong sản xuất phát triển kinh tế thì sẽ tạo ra thất nghiệp, nguồn thu nhập giảm, các nhu cầu thiết yếu cũng bị cắt giảm. Hậu quả là con người sẽ tìm cách để có thể tồn tại trong những điều kiện khó khăn đó, một trong những giải pháp họ nghĩ đến là khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo tồn. Song song đó, do biến đổi khí hậu, các đô thị cùng các cơ sở hạ tầng cũng được cải tiến phát triển để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như bao đê, nâng cao các công trình, để hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời do nhu cầu về kinh tế ngày một cao cho phát triển đã đưa đến giải pháp khai thác các vùng quặng, mỏ, và các vùng có liên quan đến các khu bảo tồn khác. Với những hoạt động và giải pháp đó đã tác động đến tính nguyên thủy của vùng bảo tồn có liên quan về mặt sinh thái cũng như cấu trúc. Đồng thời, với những tác động của biến đổi khí hậu đến các khu vực bảo tồn như đã trình bày trên, thì các khu bảo tồn đã chịu tác động kép với 2 áp lực lớn từ yêu cầu phát triển kinh tế và tác động xấu do biến đổi khí hậu đến các khu bảo tồn. Nếu các khu bảo tồn ngày càng bị thu hẹp và mất đi tính đa dạng sinh học cũng như chức năng của nó thì sự biến đổi khí hậu sẽ ngày một thay đổi nhanh hơn và nhiều hơn. Như vậy, từ ngay bây giờ chúng ta phải có những chiến lược và giải pháp trước để hạn chế thấp nhất sự mâu thuẩn trong phát triển và bảo tồn với đìều kiện biến đổi khí hậu càng ngày càng rõ rệt hơn.