QUY HOẠCH ĐẦM ĐÔNG HỒ:
1. Sự hình thành và phát triển:
a) Vị trí địa lý: Đầm Đông Hồ nằm ở phía Đông của Thị xã Hà Tiên, là một trong 10 thắng cảnh thiên nhiên (Hà Tiên thập cảnh) đẹp nổi tiếng của Hà Tiên đã đi trong 10 thắng cảnh thiên nhiên (Hà Tiên thập cảnh) đẹp nổi tiếng của Hà Tiên đã đi vào lịch sử thơ ca.
- Phía Bắc giáp cửa sông Giang Thành và giáp biên giới Việt Nam - Campuchia.
- Phía Nam giáp phường Tô Châu và xã Thuận Yên.
- Phía Đông giáp xã Phú Mỹ và xã Thuận Yên (có kênh Rạch Giá - Hà Tiên, Rạch Két, Rạch Láng tranh chảy vào).
- Phía Tây giáp kênh Mương Đào và Rạch Ụ thuộc phường Đông Hồ.
- Chiều rộng theo trục Đông - Tây là 3,5km; chiều dài theo trục Bắc - Nam là 4,6km.
- Tổng diện tích tự nhiên: 1.384,36ha (bằng gần 1/6 diện tích tự nhiên của thị xã).
- Trong đó:
+ Diện tích mặt nước: 903,34ha; diện tích dừa nước, cây tạp: 249,53ha + Đất thổ cư, vườn tạp: 29,16ha; đất nuôi trồng thủy sản: 171,23ha.
b) Khí hậu - Thủy văn:
- Nhiệt độ trung bình 27,4oC
- Lượng mưa trung bình: 2.089 mm/năm - Độ ẩm trung bình: 82%
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ gió: Mùa mưa có gió Tây và Tây Nam; Mùa khô có gió Bắc và Đông Bắc.
- Nước trong hồ thay đổi theo mùa: mùa khô nước có độ mặn cao hơn, mùa mưa độ mặn giảm thấp gần như được ngọt hóa (do lũ đổ về).
- Dòng chảy: Dòng chảy mạnh tập trung vào mùa lũ, thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, với lượng nước chiếm khoảng 70 - 75% lượng nước cả năm.
- Lượng phù sa mang theo dòng chảy vào mùa lũ khá lớn, chủ yếu từ kênh Vĩnh Tế.
- Chế độ thủy triều: đầm Đông Hồ chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều, mực nước thấp nhất trong năm -0,4m; mực nước cao nhất trong năm +0,7m.
- Từ lâu, người dân đã đến làm ăn sinh sống xung quanh hồ tập trung phía Tây Nam và phía Nam của đầm (khu vực phường Đông Hồ và phường Tô Châu). Khu vực này có 704 hộ, 3.006 nhân khẩu, đời sống dân cư còn khó khăn, nhà ở cơ bản đã được kiên cố hóa, các công trình hạ tầng xã hội như: trường học, trạm y tế, bến đậu tàu được xây dựng kiên cố ngay tại địa bàn đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Khu dân cư trên dãi cồn nổi giữa hồ (trước kia là ấp Cừ Đứt nay là khu phố V - phường Đông Hồ) có 365 hộ, 1.615 nhân khẩu; nghề nghiệp: có 128 hộ làm nghề dến, 115 hộ nuôi trồng thủy sản, 29 hộ làm nghề đẩy xiệp, 25 hộ nghề chằm lá, 9 hộ nghề đáy, 59 hộ làm nghề khác. Tỷ lệ hộ có điện lưới quốc gia dùng trong sinh hoạt chiếm trên 90% chưa có nước sạch dùng trong sinh hoạt. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 22,19% tổng số hộ (81 hộ nghèo, 61 hộ cận nghèo). Nhà cửa của người dân chủ yếu là nhà cấp IV, nhà cây lá tạm. Cơ sở giáo dục, y tế còn rất hạn chế tại khu vực này chỉ có 01 điểm trường có 9 phòng học; học sinh cấp I: 142 em, cấp II: 61 em, 01 trạm y tế chưa có bác sĩ phụ trách.
- Người dân tự ý lấn chiếm lòng hồ, trồng cây, giăng đáy, đặt đăng, nò, dến… gây nên sự phức tạp trong quản lý khai thác và sử dụng đầm Đông Hồ.
3. Công tác quản lý quy hoạch và khai thác đầm Đông Hồ thời gian qua:
- Quy hoạch chung khai thác sử dụng đầm Đông Hồ thị xã Hà Tiên được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-UB ngày 14/4/2001. Định hướng quy hoạch trong đồ án này tập trung vào 3 động lực phát triển đầm Đông Hồ gồm phát triển du lịch - dịch vụ; trồng rừng sinh thái; nuôi trồng hải sản.
- Để thực hiện công tác quy hoạch khai thác sử dụng Đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng công viên văn hóa - du lịch tại cồn khoảng 27ha.
- Thị xã cũng tăng cường quản lý việc khai thác quá mức các nguồn lợi thủy hải sản trong đầm đồng thời có các biện pháp quản lý nhà nước để ngăn chặn việc bao chiếm đất trái phép để nuôi trồng hải sản.
- Trong các năm qua thị xã Hà Tiên đã đề nghị không triển khai các dự án của các doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản theo hướng công nghiệp vì nhận thấy ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường đầm Đông Hồ.
4. Những hạn chế trong công tác quản lý và khai thác đầm Đông Hồ
- Quy hoạch khai thác sử dụng đầm Đông Hồ năm 2001 có nêu về công tác phát triển văn hóa, bảo vệ cảnh quan nhưng chủ yếu đi sâu quy hoạch khu dân cư và phát triển các khu du lịch. Đồ án chưa nghiên cứu sâu về đa dạng sinh học của đầm nước lợ nên chưa có định hướng đầy đủ về bảo tồn và nuôi trồng. Từ đó có sự hạn chế nhất định trong các bước triển khai thực hiện.
- Do quá trình phát triển dân cư và nhu cầu làm ăn sinh sống của các tầng lớp nhân dân cùng với sự bồi lắng khá nhanh của đầm đã làm thay đổi hệ sinh thái cây ngập nước và các hộ dân đã trồng mắm, đước, dừa nước lấn chiếm lòng hồ ảnh hưởng đến rừng ngập mặn. Khai thác hải sản với nghề đăng, đáy, nuôi tôm quá mức
cho phép làm suy giảm nguồn lợi thủy sản gây tác động xấu đến môi trường. Trong các năm 2004 đến năm 2010 dù thị xã Hà Tiên đã cố gắng giải tỏa các đăng, nò, đáy và ngăn chặn các trường hợp bao chiếm đất để nuôi trồng hải sản nhưng kết quả đạt được còn nhiều hạn chế mà cần phải có cách tiếp cận mới mang tính khả thi hơn.