Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 160 - 162)

III. Định hƣớng bảo tồn và phát triển bền vững Đông Hồ thông qua giáo dục

2. Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng

gia của người học. Hay nói cách khác, việc sử dụng môi trường và cảnh đẹp của thiên nhiên như những giáo cụ phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu học tập, hay sử dụng cho các hoạt động du lịch bền vững sẽ góp phần nâng cao nhận thức của con người về thiên nhiên một cách có hiệu quả.

Đẩy mạnh các mô hình du lịch bền vững.

2. Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng cộng đồng

Các hoạt động cụ thể nhằm xây dựng một chương trình du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng có thể tiến hành theo các bước như sau:

 Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và những loại tài nguyên quan trọng có sức thu hút khách du lịch và tạo nét đặc trưng cho chương trình du lịch (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, tâm linh,…). Kết quả việc đánh giá này sẽ giúp định hướng các hoạt động du lịch cụ thể cũng như đề ra các giải pháp phục hồi các hệ sinh thái đã và đang bị suy thoái. Mục tiêu cuối cùng là khôi phục lại hiện trạng môi trường của đầm Đông Hồ càng gần với tự nhiên càng tốt. Sau khi khảo sát đánh giá xong cần chuẩn bị những thông tin khoa học và tư liệu về các loại tài nguyên quan trọng này nhằm phục vụ cho công tác hướng dẫn sau này.

 Đánh giá các thành phần có liên quan đến chương trình du lịch bền vững như cộng đồng địa phương, các công ty điều hành du lịch, các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch… Những đối tác này có thể tham gia vào quá trình lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững ở những cấp độ và thời điểm khác nhau.

 Dựa trên kết quả đánh giá ở bước 1 chúng ta đề xuất các hoạt động du lịch cụ thể và đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực có thể có từ các hoạt động du lịch đối với các loại tài nguyên quan trọng của đầm Đông Hồ. Tìm nguyên nhân gốc rễ và đưa ra giải pháp để giảm nhẹ các tác động tiêu cực này. Để giải quyết được vấn đề này chúng ta có thể dựa vào mô hình LAC: giới hạn những thay đổi ở mức chấp nhận được).

 Làm việc với các đối tác của chương trình du lịch bền vững như các công ty lữ hành, điều hành các chương trình du lịch, hệ thống nhà hàng khách sạn, các đơn vị cung cấp các dịch vụ cho hoạt động du lịch bền vững tại Đông Hồ… để đảm bảo các đối tác này có thể đáp ứng được các tiêu chí phát triển bền vững. Các đối tác này sẽ kết hợp với ban quản lý để góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức của du khách về vấn đề bảo tồn trước khi họ chính thức tham gia chuyến du lịch.

 Xây dựng các chương trình truyền thông và giáo dục cho nhiều đối tượng khác nhau liên quan đến chương trình du lịch bền vững như cộng đồng dân cư, du khách, hướng dẫn viên, nhân viên của các đối tác có liên quan. Hướng dẫn viên đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động giáo dục của du lịch bền vững vì họ là những người tiếp xúc trực tiếp và truyền tải những thông tin hay kiến thức về đa dạng sinh học, văn hóa,….đến du khách. Họ quan trọng vì chính họ là người truyền cảm hứng để phát triển nhận thức của du khách về những cái hay, cái đẹp mà du khách đã tiếp xúc. Những nhận thức đó sẽ là tiền đề để phát triển cảm xúc và tình yêu thiên nhiên của du khách.

Trong chương trình giáo dục cộng đồng, cần quan tâm chú ý nhiều đến đối tượng học sinh vì thông qua các em chúng ta có thể truyền tải những thông điệp về bảo vệ môi trường đến những người thân của các em. Ngoài ra các em còn là tương lai của đất nước, là những người ra quyết định trong tương lai nên rất cần có những am hiểu sâu sắc về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Sơ đồ mẫu khi thực hiện các hoạt động của chương trình giáo dục môi trường trong tổng thể chương trình du lịch bền vững

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo sơ lươc về đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (tài liệu do ban tổ chức cung cấp).

2. Hồ Thị Diệu Thúy, 2009. Đôi điều về nguồn tài nguyên du lịch ở Hà Tiên. Kỷ yếu hội thảo khoa học: bảo tồn và phát triển Di sản văn hóa Hà Tiên. Phân viện Văn hóa Nghệ Thuật Việt Nam tại Tp. HCM.

3. Sơn Nam, 1998. Danh thắng miền nam. Nhà xuất bảng tổng hợp Đồng Tháp. 4. Chương trình tập huấn du lịch bền vững của NOAA dành cho các khu bảo tồn biển, 2011

5. http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/444956/Mat-dan-Ha-Tien-thap-canh.html

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 160 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)