Một số giải pháp cần quan tâm

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 68 - 72)

- Nâng cao hiệu quả, tăng kinh tế Tái sử dụng các phế phẩm

3. Một số giải pháp cần quan tâm

Để giải quyết các vấn đề được nêu trên trong vấn đề của phát triển và bảo tồn liên quan đến điều kiện biến đổi khí hậu, một số quan điểm và giải pháp được đưa ra sau đây để có thể nghiên cứu và thảo luận:

4.1 Giải pháp chung

Vấn đề bảo tồn nghiêm ngặt: Đối với các khu bảo tồn nghiêm nhặt như: vườn

quốc gia, khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đây là những khu vực được bảo tồn để tạo ra môi trường đệm hay vùng bảo tồn đa dạng sinh học để góp phần vào việc giảm nhẹ các hiện tượng biến đổi khí hậu. Đây là các vùng cần phải có quy chế cụ thể và nghiêm ngặt trong việc bảo vệ và bảo tồn với những quy định cụ thể và nhà nước phải đầu tư để bảo vệ và bảo tồn được các khu vực này và hạn chế cao nhất trong việc khai thác cho mục đích kinh tế và phát triển. Trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội như hệ thống giao thông, phát triển khu dân cư hay công trình phục vụ dân sinh và các dự án lớn liên quan đến khai thác tài nguyên khoáng sản như khai thác mỏ, xây dựng thủy điện thì cần phải được cân nhắc cao nhất và nên tránh ra các khu bảo tồn nghiêm ngặt này vì vai trò của nó rất lớn trong quá trình điều hòa và hạn chế đến sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu.

Vấn đề kết hợp giữa bảo tồn và phát triển: Như chúng ta đã thấy những tác

động của biến đổi khí hậu đến đời sống của con người và sự đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn đã tạo nên tính mâu thuẩn và phức tạp hơn so với hiện nay khi các tác động của biến đổi khí ngày càng một nhiều hơn. Một số dự án và chương trình tăng cường bảo vệ các khu bảo tồn trên cơ sở phát triển của cộng đồng đã và đang được áp dụng, trong đó vấn đề bảo tồn là nhiệm vụ chính và trên cơ sở của bảo tồn sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển đời sống và thu nhập. Đây là những trường hợp kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường và các hoạt đọng có nguồn thu thông qua bảo tồn như: tạo nên khu du lịch sinh thái để tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư tại chỗ; hay kết hợp giữa bảo tồn và sản xuất và cho phép cộng đồng dân cư được hưởng các nguồn thu từ các hoạt động sản xuất này như bảo tồn kết hợp với chăn thả, hay rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản, hay thu hoạch một số sản phẩm trong khu bảo tồn,…. Tuy nhiên, trong sự kết hợp này phải có những quy định thật cụ thể và phải có sự đồng thuận và tuân thủ của cộng đồng và ban quản lý khu bảo tồn này.

Vấn đề giữa phát triển và bảo tồn: Đây là vấn đề ngược lại với vấn đề bảo tồn

và phát triển, mà trong quá trình phát triển kinh tế khi đã đạt được những yêu cầu kinh tế thì lúc này người quản lý hay chính quyền địa phương phải có một chương trình xây dựng lại các khu bảo tồn hay phát triển lại các khu bảo tồn mà trước kia do điều kiện phát triển kinh tế đã biến nó thành khu khai thác sản xuất để phục vụ phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư hay cho xã hội ở thời điểm đó nhưng đến nay khả năng khai thác không còn khả thi và không đem lại hiệu quả cao mà phục hồi lại thành khu bảo tồn thì sẽ tốt hơn. Dưới tác động của biến đổi khí hậu đang xảy ra và sẽ xảy ra ở mức độ nhanh hơn thì vấn đề xây dựng hay phục hồi lại các khu bảo tồn

càng được quan tâm nhiều hơn. Đó là vấn đề nhà quản lý sẽ chọn các vùng ưu tiên trong việc xây dựng mới hay phục hồi các khu bảo tồn để có chiến lược trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội và môi trường trong định hướng lâu dài

Vấn đề dân cư cộng đồng và bảo tồn: Đây là vấn đề đã và đang được quan

tâm nhiều nhất trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một đất nước hay một vùng địa phương đối với việc khai thác, sản xuất phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cộng đồng dân cư với việc quan tâm và ý thức bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường. Do vậy từ bây giờ phải có những chiến lược tuyên truyền tạo ý thức cao cho từng cá nhân trong cộng đồng dân cư những kiến thức về biến đổi khí hậu, những tác động của nó đến phát triển kinh tế và đời sống của cộng đồng dân cư một cách rộng rãi và thường xuyên. Kế đến là những kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên liên quan đến việc sẽ giúp cho việc giảm thiểu khả năng tác động của biến đổi khí hậu trong vùng hay địa phương và trên khả năng toàn cầu. Nếu công việc này được thực hiện thường xuyên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì trong quá trình phát triển sẽ hạn chế thấp nhất khả năng tác động của con người trong quá trình phát triển đến tác động việc bảo tồn và liên quan đến biến đổi khí hậu.

4.2. Xác định yêu cầu thích ứng/thích nghi trong quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trước tác động của biến đổi khí hậu học trước tác động của biến đổi khí hậu

Trước những tác động của biến đổi khí hậu cũng như ảnh hướng của quá trình phát triển kinh tế một số yêu cầu thích ứng và thích nghi trong quả lý bảo tồn sinh học được đề xuất sau:

- Quản lý hệ sinh thái, bảo vệ rừng, trồng rừng

- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, gồm: quy hoạch chiến lược về đa dạng sinh học, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hành lang đa dạng sinh học

- Xác định các loài có khả năng thích nghi, không có khả năng thích nghi, di cư

- Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo giống mới...

- Khôi phục hoặc tìm nguồn thay thế chuỗi thức ăn

- Từ đó, sử dụng các công cụ/cách thức để đáp ứng nhu cầu trên như:

+ Điều chỉnh chính sách, pháp luật, thể chế theo hướng mềm dẻo, kịp thời để thích nghi

+ Tăng cường sự tham gia của người dân vào việc hoạch định chính sách + Giáo dục cộng đồng

+ Liên kết, phối hợp các ngành, lĩnh vực trong chiến dịch thích ứng với biến đổi khí hậu

+ Tăng cường nguồn nhân lực, năng lực tài chính của các chủ thể vào thực hiện dự án quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học thích nghi với biến đổi khí hậu

Quy tắc thích nghi trong bốn lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, gồm: cấp phép và cho phép tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên; quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng; các khu bảo tồn trên đất công; bảo tồn tư nhân. Tại Việt Nam, các quy tắc thích nghi nêu trên được nhận biết và thể hiện như sau:

Cấp phép và cho phép tiếp cận các nguồn tài nguyên: Cấp phép là công cụ

chính được áp dụng phổ biến tại Việt Nam, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đối với mọi nguồn tài nguyên, với nhiều hình thức pháp lý khác nhau, như cấp phép đối với tài nguyên nước; giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng đối với tài nguyên đất và tài nguyên rừng; hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen đối với tài nguyên di truyền... Tuy nhiên, sự tham gia của các chủ thể khác vào quá trình cấp phép còn hạn chế, mang tính hình thức. Các quy định về cấp phép và điều chỉnh giấy phép về tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa đến các yếu tố có liên quan đến biến đổi khí hậu.

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng: Đã có nhiều mô hình trên thực tế và

phát huy hiệu quả, tuy nhiên mới chỉ dừng ở dự án thí điểm, tự phát hoặc mới chỉ hình thành cơ chế hợp tác bảo vệ mà chưa có cơ chế đồng quản lý theo đúng nghĩa.

Các khu bảo tồn trên đất công: Thành lập các khu bảo tồn trên đất công là

hình thức bảo tồn chủ yếu tại Việt Nam, tuy nhiên, vì các lí do về nhân lực, tài chính và cơ chế phân công, phân cấp quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn nên hiệu quả quản lý các khu bảo tồn trên đất công còn chưa cao.

Bảo tồn tư nhân: Chế độ sở hữu toàn dân đối với các nguồn tài nguyên thiên

nhiên đã hạn chế loại hình bảo tồn này, tuy nhu cầu thực tế và khả năng tổ chức thực hiện công tác bảo tồn tư nhân đã manh nha xuất hiện ./.

Tài liệu tham khảo

Lê Anh Tuấn, 2011. Phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế họach phát triển kinh tế xã hội địa phương. NXB Nông nghiệp (Đang in).

Lê Quang Trí, 2010. Bài giảng Quy họach sử dụng đất đai nâng cao. Khoa Môi trường & TNTN. Trường Đại Học Cần Thơ

LPSD, 2011. Tổng hợp ý kiến thảo luận nhóm và kết luận hội thảo các công cụ chính sách và pháp lý về quản lý đa dạng sinh học thích nghi với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Tổ chức tại Hà Nội, ngày 24 - 25/8/2011.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA BẢO TỒN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƢỚC TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƢỚC

BIỂN DÂNG ĐẦM ĐÔNG HỒ HÀ TIÊN - KIÊN GIANG - VIỆT NAM PGS.TS. Thái Thành Lƣợma PGS.TS. Thái Thành Lƣợma

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)