Kết quả hiện trạn gô nhiễm tại các điểm nuôi tôm công nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

- PGS.TS Thái Thành Lƣợma, Thái Bình Hạnh Phúcb

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.2 Kết quả hiện trạn gô nhiễm tại các điểm nuôi tôm công nghiệp

Nuôi tôm công nghiệp là một chủ trương lớn của Nhà nước, vì để phát triển kinh tế phải phát huy tiền năng đất đai vào sản xuất theo hướng công nghiệp; Song việc phát triển nuôi tôm công nghiệp phải tính đến việc xử lý môi trường xử lý bùn thải và nước thải đạt qui chuẩn cho phép mới được thải ra môi trường tự nhiên; Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua và hiện tại các dự án nuôi tôm công nghiệp đều không quan tâm hoặc tránh né để giảm chi phí đạt lợi nhuận cao để cho xã hội và môi trường tự nhiên phải gánh chịu hậu quả, môi trường tự nhiên là hệ sinh thái biển, hệ

sinh thái rừng phòng hộ ven biển, trong đó có hệ sinh thái rừng Đầm Đông Hồ chịu hậu quả nặng nề nhất, làm giảm đa dạng sinh học của rừng, làm hạn chế quá trình tái sinh, sinh trưởng và phát triển; các chỉ tiêu nghiên cứu về ô nhiễm môi trường như sau:

Thông số pH

Tiên

Chỉ tiêu pH của nước thể hiện tính chất hóa học ở dạng chua hoặc kiềm, đây là vùng ven biển chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, nên khu vực này chịu ảnh hưởng của mặn nhiều hơn, vì vậy các điểm quan trắc đều bằng 7 hoặc cao hơn 7; Trong quan trắc cũng còn có một vài điểm chỉ số pH thấp hơn qui chuẩn cho phép; nguyên nhân của việc thấp hơn là do bị xâm nhập phèn từ vùng cao xuống, sự cải tạo đất và rửa phèn từ các vùng khác; việc xâm nhập phèn ra vùng ven biển có hại cho động vật và thực vật thủy sinh, tác động đến rừng Mấm đầm Đông Hồ nhất là sự tái sinh và sinh trưởng của chúng.

Thông số DO

DO là một chỉ tiêu rất cần cho hệ sinh thái thủy sinh, trong nước biển nếu hàm lượng DO cao là điều kiện thuận lợi để cho các thành phần động vật và thực vật phát triển; qua quan trác chỉ tiêu này tại các địa điểm nuôi tôm công nghiệp cho thấy hàm lượng DO tại hầu hết các điểm đều thấp hơn rất nhiều so với qui chuẩn cho phép, chỉ có 3 điểm là bằng hoặc hơn rất ít; việc ô nhiễm này làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái

rừng vì các thành phần thực vật khác như thực vật thủy sinh khác sẽ không phát triển, làm hạn chế đến sự tái sinh của rừng ngập mặn vốn thích nghi với điều kiện ngập nước; Ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển ven bờ nơi bị ô nhiễm các loài thực vật biển như san hô, cỏ biển kém phát triển, ảnh hưởng đến nơi cư trú các loài có lợi cho nguồn lợi thủy sản.

Thông số COD

cận thị xã Hà Tiên

Hàm lượng COD thể hiện nhu cầu oxy hóa học trong hệ thủy sinh; Qua quan trắc tại các điểm trong vùng có nuôi tôm công nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho thấy hàm lượng COD khá cao vượt ngưỡng cho phép rất nhiều lần’ nguyên nhân của việc gia tăng chỉ tiêu này là do việc xả thải trong nuôi tôm công nghiệp các khu dân cư làm tăng lượng dinh dưỡng dư thừa trong thức ăn, kết quả của nó là tạo ra nhiều rong tảo sinh ra từ các thức ăn đó, chúng phát triển mạnh nên cần đến nhu cầu oxy hóa học cao.

Thông số Coliform

xã Hà Tiên

Hàm lượng Coliform tổng số trong nước khu vực nuôi tôm trong thời điểm quan trắc có nhiều điểm bằng và vượt qui chuẩn cho phép, biểu hiện của chỉ tiêu này cho thấy việc ô nhiễm xuất phát từ các khu dân cư, việc xả nước thải trong sinh hoạt, không thu gom rác thải để xử lý hợp vệ sinh, từ đó ô nhiễm môi trường lan rộng với hàm lượng Coliform ngày càng cao.

Thông số TSS

Hàm lượng TSS tại các điểm quan trắc đều rất cao so với qui chuẩn cho phép, nhiều điểm cao gấp hàng trăm lần, kết quả có hàm lượng TSS cao là do nhiều nguyên nhân nhưng các nguyên nhân chính là do việc xả thải sinh hoạt từ các khu dân cư và rác thải không được thu gom xử lý triệt để.

Thông số N-NH3

Biểu 6: N-NH3

Qua phân tích các điểm có tác động của nước thải và bùn thải nuôi tôm công nghiệp cho thấy tất cả các điểm quan trắc đều vượt QCCP chỉ trừ có 3 điểm là bằng với ngưỡng cho phép, hàm lượng N-NH3 quá cao, nguyên nhân của nó là do việc nuôi trồng thủy sản ở đây phát triển khá mạnh làm ô nhiễm chất hữu cơ, các ô nhiễm này từ thức ăn dư thừa trong nuôi trồng thủy sản, các loại phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp.

Thông số Fe

Nhìn vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Fe hầu hết các điểm đều cao hơn QCVN chỉ trừ có 3 điểm à có Fe bằng hoạc thấp hơn qui chuẩn, biểu hiện này cho thấy hiện trạng môi trường ở đây bị ô nhiễm bởi phèn sắt, nguyên nhân của nó là bị rửa trôi từ các vùng cao đổ nước về thị xã Hà Tiên để thoát ra biển Tây, tác động này sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tái sinh của rừng mấm của đầm.

4. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ TÁC ĐỘNG ẢNH HƢỞNG Những nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm môi trƣờng:

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)