III. Định hƣớng bảo tồn và phát triển bền vững Đông Hồ thông qua giáo dục
1. Một số định hướng chung cho sự phát triển bền vững đầm Đông Hồ
Giữ hiện trạng và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên của đầm Đông Hồ trong đó có hệ sinh thái rừng ngập mặn để duy trì sự ổn định môi trường sống và sinh sản của các nhóm loài thủy sản. Không xây dựng và phát triển các công trình kiên cố trên các cồn giữa sông, trong lòng và xung quanh đầm Đông Hồ. Cần phát triển rừng ngập mặn để tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng địa phương và năng lực chống chịu của hệ sinh thái ở đây. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cùng với địa thế của đầm có thể được ví von như một quả thận lọc tất cả những độc hại từ các dòng chảy đổ vào đầm trước khi ra biển. Hay nói cách khác, hệ sinh thái đầm Đông Hồ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định và cân bằng cho hệ sinh thái của đầm và vùng tiếp giáp với biển. Giữ được hệ sinh thái như thế mới thúc đẩy được du lịch bền vững.
Giảm thiểu các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên diện tích nước mặt của đầm. Nếu có thể chỉ phát triển ở một số khu vực nhỏ có sự kiểm soát chặt chẽ nhằm phục vụ cho chương trình du lịch bền vững.
Hoạt động du lịch bền vững tại Đông Hồ phải gắn liền với các vùng lân cận của Hà Tiên nói riêng và của tỉnh nói chung như Vườn Quốc gia U Minh Thượng, hệ sinh thái núi đá vôi đặc trưng ở Kiên Lương và Hà Tiên, khu di tích lịch sử Hang Hòn, lễ hội Nguyễn Trung Trực...
Phối hợp với các trường đại học, các viện nghiên cứu xây dựng chương trình học tập ngoài thiên nhiên cho sinh viên Việt Nam và quốc tế. Đến với Kiên Giang, học sinh và sinh viên có thể học được tính đa dạng sinh học độc đáo như hệ sinh thái biển, đất ngập nước ven biển, đất ngập nước trong đất liền (U Minh Thượng), hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới (Phú Quốc), rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái đầm phá như đầm Đông Hồ, khu hệ núi đá vôi đặc trưng ở đồng bằng Hà Tiên. Tại Hà Tiên sinh viên có thể nghiên cứu nhiều hệ sinh thái khác nhau trong mối liên hệ về mặt sinh thái với đầm Đông Hồ. Kết quả nghiên cứu hàng năm sẽ là cơ sở dữ liệu nhắm giúp nhà quản lý đánh giá sự thay đổi về hiện trạng của đầm để từ đó đưa ra giải pháp quản lý tốt hơn.
Phối hợp với hệ thống giáo dục (Sở và phòng giáo dục) xây dựng chương trình giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa, học tập ngoài thiên nhiên. Khi tham gia các chương trình ngoại khóa, ngoài việc lắng nghe những kiến thức do các chuyên gia hay hướng dẫn viên trình bày, học sinh còn có cơ hội khám phá môi trường bằng các hoạt động hay thí nghiệm cụ thể về thiên nhiên. Với cách học này người học có khả năng nhớ được nội dung học tập rất hiệu quả. Theo chuyên gia giáo dục người Mỹ - Edgar Dale (1969), ứng với mỗi hình thức học khác nhau, lượng kiến thức chúng ta có thể nhớ được cũng khác nhau. Theo Edgar Dale, sau hai tuần học tập, lượng kiến thức chúng ta có xu hướng nhớ được minh họa trong tháp học tập như sau:
(Nguồn: Edgar Dale (1969)) Hình 1: Lượng kiến thức người học có thể nhớ qua các hình thức học tập khác nhau
Qua tháp học tập này chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao