Đại Học Cần Thơ
1. Sự phát triển và bảo tồn
Trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới, vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia đã thể hiện rõ nhất là ở các nước thuộc châu Âu. Sau khi đã phát triển kinh tế ở mức độ cao thì công tác bảo tồn tài nguyên liên quan đến môi trường thiên nhiên đã được quan tâm và thực hiện lại các đề án để phục hồi và bảo tồn thiên nhiên. Vấn đề này hiện nay được quan tâm nhiều trong các dự án phát triển của các quốc gia, nhất là ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Sự phát triển của các quốc gia đang phát triển hiện này là yêu cầu cần thiết và có thật, tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế để phát triển đất nước đã tạo nên sự tác động rất lớn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Từ đây, chúng ta thấy được có một sự mâu thuẩn rất lớn giữa vấn đề phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, trong thời gian qua các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý đã có sự đồng thuận về một quan điểm đó là quan điểm “phát triển bền vững” (Hình 1), từ đó cho thấy trong quá trình phát triển phải quan tâm đến bảo tồn, đồng thời cũng phải hy sinh một phần tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho phát triển. Từ đây một số dự án phát triển đã thực hiện rất tốt trên quan điểm này, nhưng hầu hết các dự án phát triển của một số quốc gia thì do mong ước phát triển nhanh và mạnh hơn nên đã khai thác quá mức nguồn tài nguyên và đã đưa đến sự tàn phá nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra các tác động xấu đến môi trường. Trong vấn đề tác động đến nguồn tài nguyên môi trường trong đó các các khu bảo tồn thiên nhiên mang tính chất quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực. Đây là các vấn đề cần quan tâm hiện nay của các vùng có các khu bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BỀN VỮNG KHÍA CẠNH XÃ HỘI KHÍA CẠNH SINH THÁI KHÍA CẠNH KINH TẾ KHÍA CẠNH VĂN HÓA Đặc trƣng văn hóa - Giữ gìn bản sắc của vùng - Duy trì nền văn hóa đa dạng
Thay đổi về giá trị