- ThS Phùng Văn Thản h
2. Những giải pháp đƣợc đề nghị để khai thác tài nguyên đầm Đông Hồ theo hƣớng phát triển và bảo tồn giá trị
hƣớng phát triển và bảo tồn giá trị
Xem giải pháp tổng hợp là công cụ tích cực trong bảo vệ môi trường tổng thể TX. Hà Tiên, trong đó có cả bảo vệ môi trường đầm Đông Hồ, khi tính toán có xác định ngưỡng khai thác tài nguyên thích hợp để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn bền vững. Gồm các nội dung:
(i) Lập Chương trình dự tính dự báo về diễn biến môi trường cả vùng Hà Tiên, trong đó đặc biệt chú ý đầm Đông Hồ.
(ii) Quan điểm chúng tôi là không nạo toàn bộ đầm Đông Hồ, mà chỉ vét các luồng chính trong đầm, giữ các cồn tự nhiên để khai thác du lịch, vì nạo vét toàn bộ đầm là không giải quyết được bao lâu thì trở lại hiện trạng cũ do chúng ta đã bắt cầu Tô Châu, lại thêm ảnh hưởng của khu lấn biển Hà Tiên, nên làm chậm dòng chảy, vã lại lượng phù sa trên thượng nguồn đổ về rất lớn, nên việc nạo vét không xuể, hơn nữa nước biển dâng hàng năm, vì thế việc nạo vét đầm toàn bộ là không cần thiết, mà chỉ nên vét các luồng chính trong đầm.
(iii) Giai đoạn này nên đưa ra các hoạt động giảm thiểu các chất gây ô nhiễm từ nguồn rác thải, nước thải trực tiếp hay gián tiếp vào đầm.
(iv) Cần nghiên cứu và sớm đưa biện pháp chế tài trong quản lý ô nhiễm từ các nhà máy, cơ sở sản xuất, dịch vụ. Thuế ô nhiễm hay phí ô nhiễm phản ánh được tính công bằng, nghiêm minh, đảm bảo được tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm.
(v) Thiết lập một cơ quan điều hành chung để tập trung sự quản lý cũng như kinh phí để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của vùng đầm Đông Hồ này.
(vi) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về lĩnh vực bảo vệ môi trường với sự hỗ trợ từ Sở KH&CN cùng Sở TN&MT tỉnh.
(vii) Xây dựng các chương trình truyền thông và giáo dục cộng đồng, bao gồm cư dân, khách du lịch, hướng dẫn viên, nhân viên nhà hàng, khách sạn,… để họ yêu thiên nhiên, sau đó chính họ là những tuyên truyền viên bảo vệ môi trường.
(viii) Củng cố và đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý môi trường, (ix) Cải thiện kết cấu hạ tầng cho TX. Hà Tiên, đặc biệt là cụm dân cư xung quanh đầm Đông Hồ.
(x) Phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn trong đầm Đông Hồ. Khi trồng nên chọn lựa cả 3 phương pháp (trong cần xé; trồng trực tiếp có hoặc không nạn chống tránh đổ ngã khi mới trồng). Nên trồng theo 2 dạng hình: (1) từng loài cây riêng biệt với chiều 1 km; (2) trộn lẫn nhiều loài thích hợp với nhau. Phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu và xây dựng đầm Đông Hồ thành “phòng thí nghiệm học tập” hay “khu học tập ngoài thiên nhiên” cho cộng đồng, đặc biệt là sinh viên, học sinh.
(xi) Phát triển du lịch sinh thái dã ngoại, có xây dựng các công trình dịch vụ du lịch văn hóa thể thao như nhà hàng, khu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, câu cá,… nhưng không phá vở cảnh quan, ưu tiên xây dựng nhà sàn bằng cây gỗ, tre nứa theo kiểu người Chăm (Châu Đốc), hay người Khmer Nam bộ. Phát triển du thuyền sẵn có của Ánh Vân, bổ sung phục vụ thể loại âm nhạc truyền thống như tổ chức ca hát cải lương tài tử của người Việt - Nam bộ hay hát Ngũ âm của người Khmer hoặc hát Hồ Quảng của người Hoa trong đêm trăng.
(xii) Tiềm năng nuôi trồng hải sản trong đầm rất lớn, trước mắt có thể hình thành khu vực nuôi trồng hải sản thí điểm theo phương pháp công nghiệp (tôm sú, cá chẽm, cua biển, sò huyết,…) (Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2010). trên bè gỗ hay bè thùng phuy nhựa hoặc Na Uy (gồm thép chống rỉ và composite) ở khu vực phía Đông Nam của đầm để phục vụ nhu cầu du lịch và tham quan du lịch. Dần dần chỉ nuôi theo phương pháp xen canh trong rừng cây ngập mặn. Sở KH&CN sẽ hỗ trợ để tự sản xuất con giống tại địa phương. Sở NN&PTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn quy trình nuôi, chăm sóc,… để có những sản phẩm chất lượng mang Nhãn hiệu tập thể gắn thêm tên Đông Hồ (Hà Tiên) hay gắn thêm Nhãn hiệu chứng nhận Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới - Kiên Giang.
(xiii) Xây dựng “Làng du lịch sinh thái” chủ lực là người dân khu phố V – phường Đông Hồ để tạo công ăn việc làm, bằng cách giao đất, trồng rừng, nuôi hải sản, làm dịch vụ,...), đồng thời Sở VH,TT&DL hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức khai thác làm du lịch nhằm tránh xáo trộn dân cư của vùng này. Xây dựng mô hình du khách “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” tại nhà dân theo kiểu “Homestay”.
(xiv) Cuối cùng, giải pháp chúng tôi đề nghị: ngay từ bây giờ, UBND tỉnh nên giao Sở KH&CN chọn đối tác lập đề cương xây dựng đầm Đông Hồ thành Khu Bảo tồn thiên nhiên sinh cảnh đất ngập nước thuộc tỉnh, sau đó là quốc gia. Đây là cơ sở để trình Chính phủ, rồi Thế giới công nhận đầm Đông Hồ là Khu đất ngập nước Ramsar. Giao Sở VH,TT&DL đệ trình văn bản chọn Hà Tiên là nơi đăng cai Năm
Du lịch quốc gia năm 2013, đây là chính cơ sở để huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư vào Hà Tiên nhanh nhất.
Trên đây là các giải pháp quản lý và khai thác đầm Đông Hồ (Hà Tiên, Việt Nam) vừa phát triển kinh tế-xã hội cho thế hệ hiện tại, vừa bảo tồn bền vững cho thế hệ tương lai, hằng mong thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, phong phú đa dạng sinh học, mang tính văn hóa truyền thống cao của đầm Đông Hồ mãi là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước./.
Tài liệu tham khảo
GTZ (2010). Báo cáo kết quả điều tra đa dạng sinh học rừng ngập mặn Khu DTSQ Kiên Giang. Văn phòng Dự án GTZ-Kiên Giang, 2010. 32 trang.
Lương Văn Thanh (2006). Nghiên cứu hiện trạng môi trường đầm Đông Hồ, Hà Tiên, Kiên Giang. Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (Đề tài cấp tỉnh Kiên Giang). 2006. 183 trang.
Sở NN&PTNT Kiên Giang (2010). Dự án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ven đảo, ven biển tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”. Văn phòng Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2010. 56 trang.
UBND thị xã Hà Tiên (2010). Báo cáo Kinh tế - Xã hội năm 2010. Văn phòng UBND thị xã Hà Tiên, 2010. 25 trang.
ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP CẬN VỀ QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẦM ĐÔNG HỒ TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẦM ĐÔNG HỒ
Nguyễn Tiến Hiệp, Th.S Kỹ thuật
Tống Phƣớc Hoàng Sơn, Cử nhân khoa học