ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 102 - 104)

- ThS Phùng Văn Thản h

3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) có một số đặc điểm cần lưu ý khi muốn phát triển bền vững: cuối nguồn sông quốc tế Mekong, mặt đất thấp và phẳng, vùng đất ngập nước-bị nông nghiệp hóa, mật độ dân cao 2 lần bình quân cả nước, vùng sản xuất lương thực quốc gia-quốc tế, Kinh tế phát triển với lúa và thủy sản. Trong thời gian tới ĐBSCL phải đối mặt với các vấn đề: Môi trường, nhất là môi trường nước ngày càng ô nhiễm, môi trường không khí sẽ gia tăng nồng độ khí CO2e từ sản xuất nông nghiệp. Ảnh hưởng xấu do các hoạt động thượng nguồn, nhất là việc phát triển các ngành sử dụng nhiều nước và nhất là thủy điện. Biến đổi khí hậu, gây nên các hiện tượng: nhiệt độ trung bình tăng, với cực trị gia tăng, số ngày có nhiệt độ trên 35OC có thể lên đến 240 ngày/năm; thay đổi chế độ thủy văn (hạn hán và ngập lụt gia tăng), thay đổi chất lượng nước, lưu lượng nước và vận tốc dòng chảy; hiện tượng xâm nhập mặn; hiện tượng sạt lở bờ và gia tăng tần suất cùng cường độ các các hiện tượng cực đoan. Cuối cùng là tác động cực kỳ nguy hiểm của các yếu tố ô nhiễm, ảnh hưởng hoạt động thượng nguồn và biến đổi khí hậu.

Để phát triển kinh tế xanh ĐBSCL cần làm nhiều việc, trong đó chủ yếu là nâng cao khả năng: Xác định và kiểm soát hiệu quả dân số vàng cho vùng. sử dụng hiệu quả năng lượng tái tạo, như ánh sáng mặt trời, biogas.. Dự trữ nước ngọt trong mùa nước nổi để dùng trong mùa khô, tiết kiệm nước, dùng phân bón, thuốc trừ sâu

hiệu quả,.. Xử lý triệt để các loại chất thải sinh hoạt, nước thải nuôi và chế biến thủy sản. Xây dựng các khu bảo tồn đất ngập nước để hỗ trợ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp bền vững.

4. KẾT LUẬN

Để chuẩn bị cho tương lai đầy biến động trước mắt, các địa phương trong vùng ĐBSCL cần thống nhất một khuôn khổ chung cho kế hoạch ứng phó. Kế hoạch này cần thực hiện các mục tiêu sau, trên quan điểm cả vùng: (1)Sản xuất nông nghiệp và thủy sản là thế mạnh của ĐBSCL cần giữ vững, để đáp ứng nhu cầu lương thực trong tương lai của nước ta và thế giới. (2)Mặt hàng nông sản sẽ có gia trị đúng của nó trong tương lai không xa, giúp cho nông dân thoát khỏi nghèo đói. (3)Các hoạt động phát triển của vùng cần theo định hướng kinh tế xanh. (4)Bảo tồn đất ngập nước là rất cần thiết để điều hòa khí hậu, thủy văn, môi trường và sinh thái của vùng.

Xin mượn lời của lãnh tụ tinh thần vĩ đại của nước ấn độ, Mahatma Gandhi: “Tốc độ chẳng quan trọng nếu như bạn đang đi lầm đường.”, để thay lời chúc thành công./.

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC ĐẦM ĐÔNG HỒ (HÀ TIÊN, VIỆT NAM) THEO HƢỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM) THEO HƢỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

TS. Nguyễn Xuân Niệm(Sở KH&CN KG)

KS. Nguyễn Thanh Hải(VP BQL Khu DTSQ KG)

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)