CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BẢO VỆ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƢỚC,

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 50 - 52)

- Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BẢO VỆ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƢỚC,

KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẦM ĐÔNG HỒ - HÀ TIÊN

Phát triển thủy sản đầm Đông Hồ cần có sự tham gia đồng bộ của các ngành kinh tế chủ yếu tạo động lực phát triển:

Xây dựng hạ tầng cơ sở: Xây dựng tuyến đường giao thông quanh đầm Đông Hồ và ấp Cừ Đứt tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Dịch vụ – du lịch: Tận dụng tiềm năng thiên nhiên sẵn có phát triển du lịch sinh thái dã ngoại, bên cạnh đó xây dựng các công trình dịch vụ du lịch văn hóa thể thao như nhà hàng, khu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi ở vị trí thuận lợi phục vụ du khách.

Trồng rừng sinh thái: Có khả năng phát triển trồng rừng sinh thái ở các khu vực phía Đông của Hồ và xung quanh Cừ Đứt. Khôi phục rừng tự nhiên ngập mặn ở phía Đông Bắc của đầm.

Nuôi trồng hải sản, thoát lũ: đầm Đông Hồ có tiềm năng về nuôi trồng hải sản, trước mắt có thể hình thành khu vực nuôi trồng hải sản.

Theo qui hoạch đầm Đông Hồ trước đây cho thấy rằng diện tích mặt nước vẫn được ưu tiên giữ nguyên hiện trạng để duy trì cảnh quan môi trường sinh thái lòng đầm phục vụ cho các mục tiêu phát triển du lịch sinh thái, phát triển thủy sản và tạo cảnh đẹp cho vùng thị xã Hà Tiên. Ngoài ra, diện tích đất rừng sinh thái ngập mặn cũng được duy trì để phục vụ cho mục tiêu làm đẹp cảnh quan, tăng cường tính đa dạng sinh thái cho vùng lòng đầm và góp phần xử lý các chất thải từ các nguồn xuống lòng đầm bởi các vi sinh vật dưới tán rừng.

Biện pháp quản lý nguồn nước nạo vét lòng đầm:

Ở vùng tứ giác Long Xuyên nói chung và khu vực đầm Đông Hồ nói riêng thì biện pháp quản lý nguồn nước giữ vai trò quan trọng trong các giải pháp bảo vệ môi trường. Hệ thống các công trình thủy lợi được xây dựng trong vùng tác động rất mạnh đến sự thay đổi về các thông số môi trường như: chất lượng nguồn nước mặt, diện tích canh tác, cơ cấu cây trồng và thời vụ, thời gian ngập lũ, độ sâu ngập lũ, cơ sở hạ tầng nông thôn và chất lượng cuộc sống của người dân trong lòng đầm.

Để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả nguồn lợi tài nguyên thủy sinh vật: Nạo vét tạo luồng của đầm Đông Hồ; giảm thiểu các chất gây ô nhiễm trong nguồn nước

thải; lập các chương trình tính dự báo về diễn biến môi trường trong lòng đầm Đông Hồ.

Kế hoạch nạo vét lòng đầm được thực hiện sẽ gia tăng khả năng trữ nước, thoát lũ và có đủ dung tích cho sự trú ngụ của các loài thủy sinh lưu trú trong lòng đầm.

Các biện pháp quản lý trong hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản:

Do điều kiện thổ nhưỡng kém, chủ yếu là đất phèn nên những hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu thường gây ra những tác động bất lợi tới môi trường nước như: tháo chua rửa phèn để canh tác đã chuyển một lượng phèn từ trong đất ra nguồn nước; sử dụng phân bón hoá học, phân chuồng để bón cho cây trồng; cũng như sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thường gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng tới đời sống sinh vật trong nước. Để quản lý và giám sát ô nhiễm môi trường nước trong vùng do các hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra thì các giải pháp sau cần được thực hiện:

Qui hoạch sản xuất phát triển thủy sản phải xét đến tính phù hợp tập quán canh tác, nguồn nước, duy trì tỷ lệ hợp lý trên diện tích nuôi trồng thủy sản trong lòng đầm.

Qui hoạch đồng bộ với qui hoạch của các ngành như giao thông, điện, xây dựng.

Canh tác trên vùng đất phèn phải thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật, lịch thời vụ nhằm kiểm soát sự tiêu thoát các độc tố từ trong đất ra hệ thống kênh mương.

Khuyến cáo nông dân sử dụng nguồn phân bón vi sinh, hạn chế sử dụng phân tươi, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp.

Áp dụng các biện pháp chế tài, xử phạt thật nghiêm khi phát hiện có gian lận trong các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến bảo quản và chế biến sản phẩm theo quy định hiện hành.

Giải pháp về khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ làm lồng nổi hiện đại hoặc lồng bè truyền thống ít tốn kinh phí như vật liệu bè gỗ, phuy nhựa có thể sử dụng 10 năm.

Áp dụng công nghệ nuôi tiến bộ giảm áp lực khai thác nguồn cá tươi sống làm thức ăn, khuyến cáo sử dụng thức ăn công nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong quá trình nuôi.

Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản giống tại địa phương phục vụ nhu cầu con giống bản địa phù hợp điều kiện vùng nuôi.

Giải pháp về tổ chức sản xuất và khuyến ngư

Tổ chức nghề nuôi theo hình thức câu lạc bộ, hợp tác xã trên cơ sở áp dụng giải pháp trọn gói gồm: kỹ thuật nuôi, quy trình nuôi tạo sản phẩm chất lượng tiến đến gây dựng thương hiệu; trách nhiệm chia sẽ thông tin; tổ chức tiếp thị, giám sát thị trường.

Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề về kỹ thuật nuôi, chăm sóc, quản lý sức khỏe, phòng trị theo đối tượng nuôi phù hợp với đầm Đông Hồ.

Tổ chức tham qua học tập các mô hình khai thác, nuôi trồng thủy sản trong hệ đầm, phá, vịnh ở các tỉnh bạn có điều kiện tương tự như vùng đầm Đông Hồ.

Giải pháp thị trường

Xây dựng thương hiệu cho một số đối tượng nuôi chủ lực.

Nâng cao chất lượng sản phẩm nuôi nhằm phục vụ nhu cầu khác du lịch trong ngoài nước.

Thông báo các hợp đồng liên doanh, liên kết với các địa phương trong tỉnh hay khu vực ĐBSCL để tiêu thụ các sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, quảng bá thương hiệu trong khu vực nhằm kết nối giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)