TS Nguyễn Diệp Ma

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 170 - 174)

Chiếm hơn 1/8 diện tích tự nhiên của thị xã Hà Tiên, đầm ngập mặn Đông Hồ nằm ở vị trí trung tâm của hệ sinh thái núi đá vôi Hà Tiên. Đông hồ còn được gọi là đầm, phá hay vũng nhưng người dân địa phương quen gọi là hồ vì lẽ từ trên cao nhìn xuống sẽ thấy núi Tô Châu, Kim Dự và núi Bình San vây quanh, không còn trông thấy cửa biển, nên nó trông giống một cái hồ hơn. Đầm Đông Hồ đã góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình của thị xã Hà Tiên: đồng bằng, núi đồi, hang động, biển đảo và đầm nước mặn. Hệ sinh thái núi đá vôi ở Hà Tiên được đánh giá là hệ sinh thái núi đá độc đáo duy nhất ở Nam Bộ.

Từ thời phong kiến, đầm Đông Hồ đã được xem là một địa điểm quan trọng về mặt tài nguyên tự nhiên và phát triển giao thương như Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức đã ghi rõ: « Ấy là hồ ở trước trấn thự, phía nam khóa thủy khẩu của hải cảng Hà Tiên chặt chẽ để giữ địa khí, bề ngang 5 trượng, sâu 10 thước ta. Phía bắc tiếp với hạ lưu sông Vĩnh Tế. Lòng hồ mênh mông rộng 71 trượng, gọi là hồ Hà Tiên, còn gọi là Đông Hồ, vì hồ ở về phía đông vậy. Giữa hồ có nổi cồn cát non, phía đông và phía tây nước sâu trên dưới 5 thước ta, thuyền bè ở sông ở biển đến đậu chen nhau, người buôn tụ hội đông đảo. Cảnh trăng nước mênh mang, trong 10 cảnh ở Hà Tiên đây là cảnh Đông Hồ ấn nguyệt (Trăng in Đông

Hồ) ».

Là đầm nước mặn tiếp giáp với cửa biển với diện tích mặt nước hơn 900ha và 400ha rừng ngập mặn, Đông Hồ là một hệ sinh thái lý tưởng cho sinh trưởng và phát triển của trứng, ấu trùng của các loài thủy sản. Đầm nước mặn này đã góp một phần quan trọng để tạo nên sự đa dạng đặc biệt cho hệ sinh thái núi đá vôi Hà Tiên. Không chỉ đóng vai trò là nơi điều phối nước của hợp lưu sông Giang Thành và kinh Vĩnh Tế, kinh Rạch Giá – Hà Tiên, kinh Mương Đào, rạch Vượt, rạch Đèn Đỏ, kinh Hà Giang… đổ ra vịnh Tây Nam, đầm là nơi tụ họp giao thương của trấn Hà Tiên xưa. Trong lịch sử hình thành là phát triển cũng như trong đời sống tinh thần, tình cảm của người dân Hà Tiên, đầm Đông Hồ là một phần không thể tách rời. Việc xây dựng qui hoạch định hướng việc bảo tồn và khai thác giá trị của đầm Đông Hồ trong tổng thể xây dựng thành phố văn hóa du lịch Hà Tiên tương lai là việc làm cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra. Trong khổ của Hội thảo, tôi xin phép được đóng góp vài ý kiến để góp phần vào việc bảo tồn và khai thác bền vững giá trị của đầm Đông Hồ.

1. Xây dựng qui hoạch theo hƣớng bảo tồn nguyên dạng hệ sinh thái tự nhiên hiện tại nhiên hiện tại

Xây dựng quy hoạch cần đặt mục tiêu bảo vệ môi trường để phát triển bền vững lên hàng đầu vì có như vậy mới không phải xử lý các vấn đề liên quan đến tác động xấu đến môi trường, đồng thời là giải pháp quan trọng đảm bảo cho phát triển bền

vững. Do vậy, cần thiết phải tiến hành quy hoạch môi trường đầm Đông Hồ ngay trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hà Tiên nhằm đánh giá khả năng chịu tải của tài nguyên thiên nhiên và môi trường dưới tác động tổng hợp của toàn bộ các nguồn hóa chất, rác và nước thải. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải tương ứng với áp lực môi trường do các vấn đề quy hoạch như hệ thống xử lý nước thải, rác thải, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thủy sản, hoạt động dịch vụ du lịch… Đầm Đông Hồ hiện có 02 cồn nổi được hình thành do sự bồi tụ và phát triển rừng sác trong thời gian rất dài. Quy hoạch xây dựng cần phải chú ý đến việc bảo tồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất, nước, rừng, sinh vật… Cần tính toán, xác định ngưỡng khai thác tài nguyên thích hợp làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học để phát triển bền vững song song với việc kết hợp với mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của đầm trong tương lai.

Hiện nay đã có chủ trương cho đầu tư khai thác diện tích đất nổi ở cồn nổi bờ bắc của đầm để làm khu du lịch sinh thái liên hợp với qui mô trên 33ha gồm nhiều hạng mục công trình hiện đại như nhà nghỉ cao cấp, sân bóng, sân golf, khu vui chơi giải trí… Khi dự án này được hình thành hầu như cả cồn nổi sẽ được bê-tông hóa, việc phá dỡ cảnh quan thiên nhiên hiện có của đầm Đông Hồ là điều không thể tránh khỏi. Nếu xét về mặt địa chất thì phần đất nền của cồn nổi này chưa đủ độ vững chắc để xây dựng công trình với qui mô lớn như vậy nên cần phải là bờ kè với một lượng đất đá rất lớn đổ xuống đáy đầm gây ảnh hưởng lớn đến dòng chảy cũng như hệ sinh thái của đầm. Việc xử lý chất thải, hóa chất từ quá trình xây dựng cũng như khai thác, bảo dưỡng cây cảnh, cỏ sân golf, nước hồ bơi… sẽ trở thành « vấn nạn » ô nhiễm môi trường khó giải quyết. Có nên chăng chọn một mô hình du lịch sinh thái đúng nghĩa ( như Thuận Tình – Hội An, đầm Thị Nại – Bình Định, Vàm Sát – Cần Giờ…) để không phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vẫn khai thác được nguồn lợi kinh tế du lịch bền vững. Đầm Đông Hồ cần được định hướng qui hoạch dựa trên mục tiêu bảo tồn hiện trạng cảnh quan hiện có, tạo dựng môi trường thuận lợi cho để đầm trở thành nơi lý tưởng cho các loài thủy sản sinh sản và phát triển đồng thời đảm bảo vai trò điều tiết thoát lũ cho vùng hạ lưu sông Giang Thành. Có thể trước mắt không đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng về lâu dài chúng ta vẫn giữ và bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt của hệ sinh thái núi đá vôi Hà Tiên để phát triển bền vững.

2. Phát huy vai trò của ngƣời dân địa phƣơng trong bảo tồn và khai thác đầm Đông Hồ đầm Đông Hồ

Với lợi thế có cảnh quan thiên nhiên đẹp và là vùng có thương hiệu du lịch từ thời thuộc Pháp nên người dân Hà Tiên đã có sẵn nền tảng văn hoá ứng xử với môi trường văn hoá du lịch. Đây là một lợi thế về mặt xã hội mà trong quá trình qui hoạch phát triển kinh tế du lịch cần chú trọng đi vào chiều sâu. Không ai hiểu biết rõ về thiên nhiên, lịch sử văn hoá và hài lòng khách phương xa đến bằng chính người dân địa phương. Và cũng không ai yêu quí, ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên ban tặng và tài sản văn hoá của ông cha để lại bằng người dân địa phương. Vì vậy nguồn

nhân lực tốt nhất tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế du lịch chính là người dân địa phương. Chính vì vậy cần hoạch định chiến lược từng bước hỗ trợ, chuyển đổi những hộ dân đang sinh sống bằng nghề khai thác nuôi trồng thủy sản, khai thác nguồn lợi tự nhiên ven đầm Đông Hồ tham gia vào hoạt động khai thác du lịch.

Khi được tham gia vào hoạt động kinh tế, được chia xẻ quyền lợi từ nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn nơi mình sinh sống, người dân địa phương sẽ thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình. Họ sẽ nâng cao ý thức giữ gìn, khả năng phát huy những giá trị họ đang làm chủ để được cùng hưởng lợi và bảo tồn nguồn lợi đó phát triển bền vững. Để được hưởng lợi càng nhiều cộng đồng dân cư sẽ càng phối hợp với nhau tạo dựng hình ảnh người dân bản xứ thân thiện, nhiệt tình, hiểu biết về hoạt động du lịch gây được thiện cảm để thu hút và giữ chân du khách đến với Hà Tiên nói chung và đầm Đông Hồ nói riêng.

Trên nền tảng nguồn nhân lực sẵn có, chính quyền địa phương cần đưa ra những định hướng, chính sách đào tạo nhân lực có trình độ nghiệp vụ du lịch như quản lý, hướng dẫn viên địa phương, lữ hành và những dịch vụ du lịch khác... Vì là người địa phương nên thuận lợi trong việc ổn định đời sống, tham gia nghề lâu dài và tạo được sự ổn định về mặt bằng lao động cũng như nguồn thu tại chỗ cho địa phương. Khi tham gia vào những hoạt động dịch vụ lữ hành nội địa, người dân địa phương dựa hiểu biết về địa lý, thời tiết, tập quán văn hoá.... khai thác tốt nguồn tài nguyên. Ngoài ra nếu tham gia vào hoạt động khai thác nguồn lợi du lịch ở đầm Đông Hồ họ có thể tận dụng được những phương tiện, cơ sở sẵn có của gia đình vào việc kinh doanh trước mắt sẽ góp phần giảm bớt nguồn vốn cần đầu tư. Người địa phương khi được đào tạo thành hướng dẫn viên, thuyết minh viên sẽ tạo được sự hấp dẫn đối với du khách, đồng thời tạo được thêm nguồn thu nhập và việc làm. Chính quyền địa phương cần xây dựng chương trình hỗ trợ, phối hợp với người dân chuẩn bị cơ sở dịch vụ du lịch, các hình thức kinh doanh du lịch phù hợp với điều kiện sẵn có. Du khách có thể ở và sinh hoạt cùng dân (homestay) để giúp họ hiểu biết thêm về đời sốn văn hóa của người dân địa phương. Đó cũng là một định hướng khai thác tiềm năng du lịch hiệu quả.

3. Xây dựng tour sinh thái kết nối đầm Đông Hồ với các điểm du lịch khác

Hoạt động du lịch không đơn thuần là công việc kinh doanh “mua - bán” theo nghĩa thông thường mà đó còn mang tính chất của một sản phẩm văn hóa. Lợi ích của sản phẩm du lịch phải được tính đến theo cấp số nhân của giá trị về mặt xã hội và kinh tế. Xây dựng được tour du lịch sinh thái đầm Đông Hồ kết nối với các điểm du lịch danh thắng khác của Hà Tiên sẽ càng tạo sự hấp dẫn cuốn hút du khách. Thuận lợi là nằm ở khu vực trung tâm của hệ sinh thái núi đá vôi Hà Tiên nên việc kết nối đầm Đông Hồ gắn với sông Giang Thành dài trên 30km với hệ thống rạch phụ lưu quanh co qua nhiều đầm lầy, núi đồng, đồng ruộng sẽ tăng thêm sức thu hút đối với du khách. Sau khi vận động leo núi nhiều, du khách sẽ được đổi sang đi bằng thuyền từ đầm Đông Hồ rồi dọc theo sông Giang Thành. Ngồi trên thuyền được thưởng thức cảnh thiên nhiên kỳ thú rừng sác xen lẫn núi đồi, vách đá bị xâm thực có màu sắc, hình thù kỳ dị, rồi những cánh đồng, vườn cây suốt dọc hai bên bờ sông. Việc thay

đổi cách thức di chuyển, cảnh quan tham quan sẽ tạo cho tour du lịch này có sức hấp dẫn đặc biệt hơn những tour tham quan đơn thuần khác.

Tour du lịch này có thể lồng ghép vào gắn kết vào các sự kiện văn hóa lễ hội hay tổ chức định kỳ từng tháng (vào các ngày rằm) để tạo thành một sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng của Hà Tiên. Kết hợp giữa du lịch sinh thái với du lịch văn hóa là hướng khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của Hà Tiên đồng thời phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh Hà Tiên không phải chỉ là danh thắng mà còn có cả nét đẹp văn hóa truyền thống. Đó chính là sự kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách tích cực và hữu hiệu nhất, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa

truyền thốnghiện đại, kế thừaphát triển, cảnh quan thiên nhiên đời sống

văn hóa. Nếu xây dựng thành công thì trong tương lai tour du lịch này sẽ tích cực

góp phần thúc đẩy nâng cao thương hiệu du lịch của Hà Tiên.

4. Lồng ghép các chƣơng trình truyền thông nâng cao ý thức công đồng bảo vệ nguồn tài nguyên núi đầm Đông Hồ bảo vệ nguồn tài nguyên núi đầm Đông Hồ

Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào việc bảo tồn, khai thác du lịch sinh thái được xem là một trong những mô hình rất thành công ở nhiều nước trên thế giới. Với mô hình này, người dân sẽ tham gia hầu hết các hoạt động và dịch vụ của chương trình. Các chương trình này sẽ góp phần mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân và người dân cũng sẽ nhận thấy được giá trị của nguồn tài nguyên mà họ đang thụ hưởng. Để bảo vệ lợi ích đang được hưởng, người dân sẽ có ý thức tự giác tham gia, tự liên kết tìm ra những giải pháp thay thế để họ có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên lâu dài mà không làm tổn hại đến môi trường thiên nhiên.

Tuy nhiên để người dân có thể tham gia vào những hoạt động này cần phải có sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và các nhà khoa học. Bên cạnh việc tổ chức hoạt động khai thác du lịch, chính quyền địa phương cần có chương trình giáo dục cộng đồng nhằm giúp họ nâng cao hiểu biết và tự hào về giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên tại quê hương. Trước tiên là thiết lập một số chương trình tập huấn cho người dân và cán bộ của địa phương về những kiến thức đa dạng sinh học, giá trị sinh thái của đầm Đông Hồ, giá trị của việc khai thác du lịch bền vững. Những chương trình này sẽ góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên quí giá này. Tổ chức chương trình tập huấn cho những người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch nhằm phát huy vai trò của người dân trong việc tham gia quảng bá những nét đẹp của địa phương đến du khách.

Về lâu dài chúng ta cần hướng đến việc xây dựng một chương trình giáo dục ngoại khóa đưa vào trường học nhằm giúp các em có thêm kiến thức về tài nguyên thiên nhiên cũng như những nét văn hóa đặc trưng của quê hương. Đây chính là nền tảng để tạo cho thế hệ kế thừa lòng tự hào, tình yêu quê hương, trách nhiệm với môi trường sống của mình. Rất cần thiết việc xây dựng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, sự hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên ngay từ đối tượng là học sinh, sinh viên người địa phương vì họ chính là những người nắm giữ kiến thức và trực tiếp tham gia vào công cuộc xây dựng địa phương sau này.

Bên cạnh đó cần tổ chức các chương trình tuyên truyền trực quan bằng hình ảnh, hoạt động cộng đồng, phong trào vệ sinh môi trường định kỳ và theo sự kiện tổ chức tại địa phương. Hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin quảng bá giá trị của đầm Đông Hồ trong tổng thể chung của Hà Tiên cũng như Kiên Giang. Nếu có điều kiện có thể xây dựng một nhà triển lãm tài nguyên nhiên nhiên hệ sinh thái núi đá vôi Hà Tiên để phục vụ cho hoạt động tham quan và giáo dục. Liên kết và ứng dụng các công nghệ truyền thông hiện đại nhằm quảng bá, kêu gọi các tổ chức, nhà nghiên cứu trong ngoài nước tham gia đầu tư đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển du lịch sinh thái nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho đầm Đông Hồ.

Qui hoạch đầm Đông Hồ là một phần cụ thể trong việc xây dựng quy hoạch đô thị Hà Tiên với cách tiếp cận bảo tồn và phát triển bền vững để trở thành Thành phố văn hóa du lịch. Sau khi hoạch được phê duyệt sẽ trở thành văn bản pháp lý quan trọng để tiến hành triển khai thực hiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chương trình, kế

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 170 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)