Giới thiệu chung về Đông Hồ

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 156 - 157)

1. Và nét về vị trí địa lí và hành chính của đầm Đông Hồ

Đầm Đông Hồ nằm ở phía Đông thị xã Hà Tiên. Diện tích chủ yếu thuộc địa bàn phường Đông Hồ và một phần nhỏ phường Tô Châu. Đầm Đông Hồ nằm trong số những danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác của Hà Tiên như Thạch Động, Núi Đá Dựng… Đầm Đông Hồ có diện tích tự nhiên khoảng 1.384ha trong đó diện tích mặt nước khoảng 936 ha. Chiều dài của đầm khảong 3,5km và chiều rộng của đầm là 4,6km. (1)

Phía Bắc giáp cửa sông Giang Thành, phường Đông Hồ và biên giới Cam Pu Chia.

Phía Đông giáp xã Phú Mỹ và xã Thuận Yên, có rạch Láng Tranh, rạch Két, kênh Rạch Giá – Hà Tiên.

Phía Nam giáp phường Tô Châu và xã Thuận Yên.

Phía Tây giáp phường Đông Hồ và cửa biển Trần Hầu, kênh Mương Đào và Rạch Ụ.

2. Ý nghĩa về đa dạng sinh học, bảo tồn

Đây là một hệ sinh thái đất ngập nước rất đặc biệt vì được bao bọc bởi các hệ sinh thái trên cạn và một mặt tiếp giáp với biển. Sự giao thoa giữa nước mặn từ biển chảy vào hòa với nước từ sông Giang Thành cùng với các kênh khác như kênh Rạch Giá – Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế tạo thành môi trường lý tưởng cho nhiều sinh vật sinh sống. Với hệ sinh thái rừng ngập mặn xung quanh đầm Đông Hồ là nơi cư trú và là môi trường sinh sản của nhiều loài sinh vật như tôm, cá – góp phần quan trọng cho việc duy trì tính đa dạnh sinh học vùng ven biển Hà Tiên cũng như đảm bảo ổn định nguồn lợi thủy sản cho khu vực đầm Đông Hồ và các vùng ven biển lân cận.

Tuy nhiên hiện nay tính đa dạng sinh học của khu vực đầm Đông Hồ chưa được nghiên cứu và đánh giá đúng mức. Kết quả khảo sát gần đây đã được công bố chủ yếu tập trung vào tính đa dạng và thành phần loài thủy sinh như tảo, giáp xác, động vật phiêu sinh, động vật đáy và một số loài cá (1). Hệ sinh thái đầm gần cửa biển có rừng ngập mặn, bãi triều là nơi tập trung của nhiều loài động vật có kích thước lớn, đặc biệt là các loài chim bản địa và chim di cư. Sự đa dạng về chim cũng là một trong số tài nguyên quan trọng có thể sử dụng để khai thác du lịch bền vững tại đầm Đông Hồ.

3. Ý nghĩa về mặt văn hóa, thẩm mỹ, du lịch

Hà Tiên có thể được xem là một Việt Nam thủ nhỏ vì ở đây có đầy đủ các cảnh quan của đất nước Việt Nam như sông, suối, đầm, hồ, đồng bằng, biển, núi, núi đá vôi,…. Những cảnh đẹp ấy đã tạo cảm hứng cho các thi sĩ sáng tác những bài thơ và nhiều tác phẩm văn học và nổi bật nhất là những bài thơ về “thập cảnh Hà Tiên”. Những cảnh đẹp thiên nhiên đa dạng ấy có thể làm cho du khách thích thú khám phá mà không nhàm chán vì mỗi cảnh đẹp đều mang một nét đặc trưng riêng của nó. Nhà thơ Đông Hồ đã viết “Ở đó … có một ít hang sâu động hiếm của Lạng Sơn. Có một ít ngọc đá chơi vơi trên biển của Vịnh Hạ Long. Có một ít núi đá vôi ở Ninh Bình, có một ít thạch thất của Hương Tích. Có một ít Tây Hồ, một ít Hương Giang. Có một ít chùa chiền ở Bắc Ninh, lăng tẩm của Thuận Hóa. Có một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, có

một ít Nha Trang, Long Hải” (2). Nhà văn Sơn Nam đã mô tả sự rộng lớn với vẻ đẹp

thơ mộng yên bình của đầm Đông Hồ như sau: “Đông Hồ tức là hồ phía Đông Hà

Tiên khá bao la, nhìn mút mắt mới thấy dạng bờ bên kia” (3). Đầm Đông Hồ nói

riêng, những cảnh đẹp khác của Hà Tiên nói chung đã đi vào văn học, thơ ca như một minh chứng rõ nét về giá trị phi vật chất của đa dạng sinh học. Những giá vị về văn hóa, văn học nghệ thuật này còn ý nghĩa lớn hơn rất nhiều nếu ta giữ được những cảnh đẹp thực tế như những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Tiên và những gì đã thể hiện trong văn, thơ.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 156 - 157)