Thực trạng môi trường, khả năng và nguyên nhân suy thoái môi trường đầm Đông Hồ và vùng lân cận – vài đánh giá nhanh.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 122 - 125)

IV. Mục tiêu, quan điểm, đồ án quy hoạch thành phần và phạm vi quy hoạch

5)Thực trạng môi trường, khả năng và nguyên nhân suy thoái môi trường đầm Đông Hồ và vùng lân cận – vài đánh giá nhanh.

đầm Đông Hồ và vùng lân cận – vài đánh giá nhanh.

Dựa trên việc tổng quan tài liệu, kết quả đánh giá nhanh từ khảo sát hiện trường và phân tích tư liệu viễn thám (hình 4), cho thấy các vấn đề liên quan đến thực trạng, khả năng và nguyên nhân suy thoái gây suy thoái Đông Hồ - Hà Tiên.

- Sự phát triển nhanh chóng hệ thống ao nuôi tôm ở phía Bắc và phía Đông Nam của vùng đầm làm ô nhiễm một phần nguồn nước trong đầm, làm nông hóa lòng Hồ và làm nước hồ vẩn đục, gây ra các yếu tố hạn chế như hàm lượng Oxy hòa tan khá thấp vào mùa khô (3,52mg/l) ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật nước mặn lợ, ô nhiễm chất hữu cơ vào mùa mưa, muối dinh dưỡng nghèo nàn (NH4 không xuất hiện vào cả hai mùa) ức chế sự phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá, tôm và các nhóm thủy sinh vật khác. Đó là chưa kể ô nhiễm do kim loại nặng, thuốc trừ sâu và dầu trước đây chưa có điều kiện khảo sát. Cần có những đánh giá chi tiết tải lượng ô nhiễm do NTTS và xác định lại cần giữ lại bao nhiên diện tích NTTS là phù hợp, và theo các phương thức và kỹ thuật nuôi nào (thâm canh, bàn thâm canh, quảng canh...), nuôi con nào là phù hợp nhất. Để giải quyết phần này cần thực hiện các công việc sau:

+ Đánh giá hiện trạng mức độ ô nhiễm đầm Đông Hồ

+ Xây dựng mô hình tính toán chế độ thủy lực và chất lượng nước đầm Đông Hồ

+ Mô phỏng sự phát triển NTTS và chất lượng nước trong tương lai + Đánh giá diện tích NTTS bao nhiêu là hợp lý

- Vùng đất ngập nước nguyên thủy ở thôn Tà Khọt – Xã Phú Mỹ - Hà Tiên với diện tích hơn 2.000ha, nằm ở phía Đông Bắc cách đầm Đông Hồ khoảng 10km, với đặc trưng chính là vùng đất phèn nặng, giàu chất hữu cơ, ngập theo mùa và thực vật thích nghi phần lớn là cây cỏ bàng (Lepironia articulata), nơi chứa đựng mức độ đa dạng sinh học rất cao với nhiều loài sinh vật và sinh cảnh độc đáo. Đồng cỏ bàng còn là nơi đàn Sếu đầu đỏ (Sarus crane) một trong những loại sinh vật qúy hiếm trên thế giới thường di trú ở khu vực này. Việc đánh giá tác động của NTTS, nạo vét lòng hồ, hoạt động làm muối ảnh hưởng tích cực/ tiêu cực đến khu bảo tồn đồng cỏ bàng

Kiên Giang là các nhiệm vụ quan trọng cần được tính đến. Việc nghiên cứu về đa dạng sinh học vùng đồng cỏ bàng Phú Mỹ, phát triển sinh kế cộng đồng và du lịch sinh thái phục vụ mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững cũng cần quan tâm.

Hình 4. Các vấn đề chính cần quan tâm ở Đầm Đông Hồ - Hà Tiên (Kiên Giang) - Việc phát triển, xóa bỏ hay giữ lại một phần diện tích đồng muối ở Phú Mỹ (phát triển từ năm 2004 đến nay) cần được chú ý trong mối quan hệ tương hổ với sự phát triển bền vững đầm Đông Hồ.

- Vùng đất ngập nước ở phía Đông Nam đầm Đông hồ nơi bồi lắng nhanh vật liệu bùn, phát triển các quần xã rừng Mắm (Avicenia alba) - Sú (Aegyceras

Floridum) – Vẹt (Bruguiera cynlindrica) và hệ thống ao đìa NTTS cũng phát triển

nhanh từ năm 2002 đến nay. Đây là khu vực chính dự kiến cần nạo vét. Việc nạo vét ở khu vực này cần phải tính đến độ sâu bao nhiêu là thích hợp nhất sao cho khả năng sinh phèn và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái sau khi nạo vét phải đạt mức tối thiểu.

- Vùng đất ngập nước phía Bắc và phía Tây đầm Đông hồ là khu vực phát triển tốt các quần xã Dừa nước (Nipa Fruiticans) và một vài mảng nhỏ của Đước đôi

(Rhizophora apiculata), Đưng (Rhizophora mucronata) phát triển quanh đầm và đôi

khi cả Bần trắng (Soneriatia alba), Bần chua (Soneriatia caseolaris) và đặc biệt ưu thế của rừng tràm tự nhiên và rừng trồng mới ở phần hạ lưu sông Giang Thành. Một nghiên cứu toàn diện về đa dạng sinh học, nguồn lợi trên các sinh cảnh rừng ngập mặn khác nhau là cần thiết.

Để thực hiện tốt việc quy hoạch trồng rừng ngập mặn (trồng loài nào, trồng ở đâu, quy mô diện tích bao nhiêu... ?) ngoài các nghiên cứu chi tiết về nông hóa thỗ nhưỡng và diễn thế của đất rừng ngập mặn ở khu vực này, một đánh giá hồi cố về vị trí hình thành của các mảng rừng trong quá khứ là điều cần thiết.

- Khu vực phía Bắc lòng hồ là khu vực thông thoáng nhất. Đây là vùng nước động trao đổi tốt với nguồn nước ngọt từ sông Giang Thành đổ xuống và nguồn nước mặn từ ngoài biển. chảy vào vào lúc triều lên. Vùng nước này có độ sâu khoảng 2 – 3m. Cần tổ chức các nghiên cứu về môi trường (đất và nước), đặc điểm đa dạng sinh học, nguồn lợi sinh vật ở một vũng vịnh “nữa kín” có ảnh hưởng của nguồn nước từ sông Giang Thành và cả ảnh hưởng của nước biển

Một phân tích nhanh từ ảnh viễn thám (tuy chưa tính đến ảnh hưởng của thủy triều), song cũng cho thấy rõ sự biến động rõ về mặt hình thái của lòng hồ. Trước đây lòng hồ rộng gấp đôi (2 lần) và thông thoáng nhiều so với hiện nay (cho tới năm 1995-1998). Sau năm 2000 mới có những mảng rừng mới (dừa nước, mắm,...) ở phía Đông Nam. Chúng đã làm thu hẹp lòng hồ gây bồi lắng ngày càng nhanh (hình 5)

Vào năm 2005 đã có một đo đạc địa hình đáy ở vùng lòng hồ, tuy nhiên các phân tích của chúng tôi cho thấy hiện nay địa hình đáy đã thay đổi nhiều. Việc đo sâu cập nhật chi tiết địa hình phục vụ việc đánh giá chính xác và đầy đủ các tác nhân tự nhiên và nhân sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sinh cảnh ở khu vực này là rất cần thiết.

Các hoạt động nhân sinh khác (các dự án phát triển vùng bờ: hoạt động nạo vét lòng hồ, các khu lấn biển, khai thác xi măng, xây dựng công trình bờ, hoạt động du lịch các di tích lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch làng nghề...) cũng có khả năng ảnh hưởng đến môi trường của Đông Hồ và cần có một nghiên cứu đánh giá xu thế bồi lắng đầm Đông Hồ bằng việc xây dựng mô phỏng diễn biến bồi lắng này.

Trước đây trong khuôn khổ của Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội các huyện biên giới Tây Nam Bộ phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới” do Phân Viện Địa Lý tại Tp. Hồ Chí Minh (Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) thực hiện (2004-2007), đầm Đông Hồ đã được xác định là Khu bảo tồn thủy sản đặc trưng nước mặn lợ kết hợp với du lịch sinh thái.

Để giải quyết bài toán “Bảo tồn, khôi phục và phát triển bền vững đầm Đông Hồ”, việc hiểu biết nắm rõ hơn, hệ thống hoá thực trạng về tài nguyên, nguồn lợi, các giá trị văn hoá lịch sử nhằm hổ trợ tốt nhất cho việc bảo tồn, phát triển du lịch sinh thái – văn hoá – lịch sử và cả giáo dục môi trường là bước đi đúng đắn và hợp lý nhất.

Việc hiểu biết thực trạng môi trường, khả năng và nguyên nhân suy thoái môi trường cũng như hệ thống văn bản pháp quy hỗ trợ cho việc phục hồi, bảo vệ môi trường tài nguyên nguồn lợi cũng cần được quan tâm đúng mức.

Hình 5.- Biến động hình thái lòng hồ từ 1972 (a), 1992 (b), 2005 (c) và 2009 (d)

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 122 - 125)