- ThS Phùng Văn Thản h
1. Đặc điểm và các giá trị tự nhiên & nhân văn về đầm Đông Hồ
Đầm Đông Hồ là một trong những vùng đất ngập nước còn sót lại của Việt Nam, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, với diện tích tự nhiên: 1.384,36ha (chiều rộng 3,5km; chiều dài 4,6km), trong đó diện tích mặt nước: 903,34 ha; diện tích rừng ngập mặn: 249,53ha; đất thổ cư, vườn tạp: 29,16ha; đất nuôi trồng thủy sản: 171,23ha. Giáp biên giới Việt Nam và Campuchia. Được các kênh nước ngọt Giang Thành - Vĩnh tế, Rạch Giá - Hà Tiên, Rạch Két, Rạch Láng, Mương Đào, Rạch Ụ chảy vào (UBND thị xã Hà Tiên, 2010).
Đồng thời, đầm Đông Hồ ăn thông với cửa biển Trần Hầu, nên ảnh hưởng chế độ nhật triều của vịnh Thái Lan. Vì vậy, đầm Đông Hồ có nguồn thức ăn phong phú và đa dạng: 142 loài Phytoplankton, trong đó tảo silic chiếm nhiều nhất 86 loài, tiếp đến tảo lục 26 loài; tảo mắt 12 loài; tảo lam 10 loài; tảo giáp 8 loài. Mùa khô phát hiện 107 loài vào mùa mưa 98 loài . Ngoài ra phát hiện 66 loài Zooplankton, nhiều nhất ở nhóm Copepoda 35 loài, Cladocera 15 loài, Chaetognata 4 loài và nhóm Decapoda 3 loài. Ngoài ra còn phát hiện được 7 dạng ấu trùng của các dạng chưa trưởng thành. Đã phát hiện 24 loài Benthos, trong đó nhóm Polychaeta là 14 loài, nhóm Crustacea có 7 loài, nhóm Bivalvia có 3 loài. Đáp lại là một khu hệ thủy sản có 96 loài cá thuộc 50 họ, trong đó có 3 loài cá số lượng nhiều là loài cá trác vây đuôi
dài Priacanthus tayenus chiếm 17,5%, loài cá tía (cá đổng tía) Pristipomoides
multidens chiếm 12% và loài cá tráo mắt to Selar crumenophthalmus chiếm 9,2%
cho phép khai thác với sản lượng cao quanh năm (Lương Văn Thanh & ctv., 2006). Đa dạng sinh học cây rừng ngập mặn đầm Đông Hồ khá cao, tuy nhiên chưa được điều tra đầy đủ, do vậy có thể tham khảo kết quả của GTZ (2010) thì: vùng Hà Tiên có hơn 25 loài cây rừng ngập mặn chủ yếu, trong đó có Ô rô tím Acanthus
ilicifolius, Ráng đại Acrostichum aureum, Ráng biển thường Acrostichum speciosum,
Sú Aegiceras corniculatum, Mấm trắng Avicennia alba, Mấm biển Avicennia
marina, Mấm đen Avicennia officinalis, Vẹt trụ Bruguiera cylindrica, Vẹt khang
Bruguiera sexangula, Dà quánh Ceriops decandra (C. zippeliana), Quao nước
Dolichandrone spathacea, Giá Excoecaria agallocha, Cui biển Heritiera littoralis,
Tra nhớt Hibiscus tiliaceous, Cóc đỏ Lumnitzera littorea, Cóc vàng Lumnitzera
racemosa, Cóc hồng (cây lai) Lumnitzera X rosea, Dừa nước Nypa fruticans, Đước
đôi Rhizophora apiculata, Côi Scyphiphora hydrophylacea, Bần trắng Sonneratia
alba, Bần chua Sonneratia caseolaris, Bần ổi Sonneratia ovata, Tra bồ đề Thespesia
thực vật có giá trị tự nhiên cao: đóng vai trò trong việc mở rộng đất liền, và nuôi dưỡng các động vật vùng triều và bảo vệ đê biển, môi trường, đặc biệt trong thời kỳ biến đổi khí hậu.
Bên cạnh giá trị sinh học cao, thì giá trị văn hóa của đầm Đông Hồ là vô cùng. Đầm Đông Hồ gắn liền với Hà Tiên thập cảnh của Tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích (con trai Mạc Cửu – Khai quốc công thần trấn Hà Tiên) chủ soái thành lập. Là tao đàn văn học thứ hai của Việt Nam. Cùng với núi Tô Châu, Đông Hồ đi vào thơ ca, lòng người hàng trăm năm. Nhắc đến Đông Hồ làm chúng ta nhớ một đôi Thi sĩ đẹp Đông Hồ - Mộng Tuyết. Đông Hồ tên thật là Lâm Tấn Phát, được mệnh danh là “Ông Tổ” của Thư pháp chữ Việt, ông còn là giáo sư của trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Khách du lịch dừng chân tại Hà Tiên thường ghé thăm Nhà Lưu niệm Đông Hồ - Mộng Tuyết, là một trong những nhà thơ mới tiêu biểu của miền Nam.