Các giá trị văn hóa – lịch sử du lịch của đầm Đông Hồ và vùng Hà Tiên:

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 117 - 119)

IV. Mục tiêu, quan điểm, đồ án quy hoạch thành phần và phạm vi quy hoạch

2) Các giá trị văn hóa – lịch sử du lịch của đầm Đông Hồ và vùng Hà Tiên:

Đô thị Hà Tiên được biết đến như một thương cảng cổ hình thành từ thế kỷ 18, do Mạc Thiên Tứ và gia đình họ Mạc khai phá và phát triển (Krug, 1902; Gin O. K, 1959). Đây là một thiên đường du lịch từ xa xưa và đã được biết đến với 10 danh thắng thiên nhiên, đẹp như trong tranh “Kim Dữ lan đào” – “Bình San điệp thúy” - “Tiêu Tự thần chung - “Giang Thành dạ cổ”; “ Thạch Động thôn vân” – “Châu Nham lạc lộ”- “Đông Hồ ấn nguyệt – “Nam Phố trừng ba” - “Lộc trĩ thôn cư – “Lư Khê ngư bạc” thông qua tập thơ nổi tiếng “Hà Tiên Thập vịnh” của Mạc Thiên Tứ và nhóm Tao Đàn Chiêu Anh Cát ngâm vịnh. Tập thơ này đã được thi sĩ Đông Hồ phát hiện và công bố vào năm 1960.

Trấn Hà Tiên thời đó là thủ phủ văn hóa, chính trị, quốc phòng của một vùng rộng lớn gần như phần lớn nhất lục tỉnh Nam Kỳ, chứ không phải chỉ là thị xã Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang hôm nay. Nhưng Hà Tiên, tiền đồn nước Việt ở phía Nam đã chịu nhiều cuộc tấn công của quân Xiêm và Chân Lạp và bọn cướp biển. Cuộc tấn công đánh phá Hà Tiên năm 1771 của vua Xiêm Takcin đã làm cho Hà Tiên trở nên tiêu điều, trong nhiều năm dài.

Ngày nay du lịch khu vực Hà Tiên, còn được biết đến nhiều hơn, ngoài các danh thắng thiên nhiên, ở đây còn tồn tại nhiều di tích văn hoá lịch sữ như mộ Mạc Cữu, chùa Phù Dung, đền bà chúa Sứ và lể vía Bà tổ chức trong tuần 20 – 27 của tháng 4 âm lịch hàng năm.

Giá trị văn hoá Hà Tiên - Kiên Giang còn thể hiện qua sự giao thoa các nền văn hóa của nhiều dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khơ Me. Các núi đá vôi thường được xem như là nơi thiêng liêng có ý nghĩa lớn trong đời sống tâm linh của người dân bản địa, nhất là Phật tử. Hàng năm, chùa Hang tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 đến ngày 15 tháng 4 Âm lịch. Đây là những ngày hội mừng Phật Đản được tổ chức với nét văn hóa rất đặc sắc.

Những nét đẹp tự nhiên, văn hóa, lịch sử của Hà Tiên và vùng Đông Hồ cần được nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá nhiều hơn nữa như là một hoạt động của phát triển du lịch văn hóa lịch sử trong tương lai gần.

3) Các giá trị đa dạng về địa học

Những nghiên cứu địa chất, địa mạo (Nguyễn Xuân Bao và cs, 1999, Hà Quang Hải và cs, 2006, Nguyễn Đình Hoè, 2009…) cho thấy Hà Tiên và vùng lân cận Kiên Lương, Phú Quốc (Hà – Kiên – Phú) có nhiều đối tượng địa chất, địa mạo có giá trị như: sự hiện diện các hệ tầng trầm tích cổ nhất Nam Bộ, cảnh quan karst và các hang động nhiều tầng, các bậc thềm biển, các đồng bằng nhiều nguồn gốc, các đảo và quần đảo đẹp. Một số điểm địa chất, địa mạo có giá trị về khoa học, văn hóa, kinh tế, giáo dục như Thạch Động, Đá Dựng, Mo So, Chùa Hang, Dinh Cậu.

Các nghiên cứu của Stattegger và cộng sự, trong dự án hợp tác Việt – Đức đã chỉ ra vùng dự án là ranh giới ngoài của thung lũng nhấn chìm Mekong (the incised

Mekong valley - Stattegger và cộng sự, 2010) được hình thành vào khoảng 6000

trước đây (hình 3). Cũng theo tác giả này, Hà Tiên là khu vực duy nhất ở phía Tây Bắc của ĐBSCL dể bị ngập úng dưới tác động của nước biển dâng.

, cùng với khu bảo tồn biển Phú Quốc, bảo tồn đa dạng sinh học Kiên Lương; vùng Hà – Kiên – Phú có đủ điều kiện để trở thành Công viên địa chất Quốc gia. Xây dựng công viên địa chất Hà – Kiên – Phú sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương đồng thời bảo tồn được các điểm địa chất, địa mạo cho các thế hệ mai sau.

Hình 3. Thung lũng nhấn chìm Mekong bắt đầu hình thành vào khoảng 6000 năm trước, Hà Tiên là ranh giới của đường bờ cổ hình thành vào thời gian này. Đây cũng là khu vực dể bị tác động bởi nước biển dâng

trong tương lai gần (theo Stattegger và cộng sự, 2010)

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 117 - 119)