Hƣớng phát triển du lịch trên đầm Đông Hồ-Hà Tiên

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 147 - 149)

1. Phương hướng xây dựng khu nhà nghỉ dưỡng hay khách sạn trên đầm, nhất thiết phải nghĩ đến kết cấu là những nhà sàn, như kiểu nhà người Khmer hoặc người Chăm ở Tân Châu, thế mới có thể tránh nước lên cao khi biển tiến. Cần bắc cầu liên kết các ngôi nhà trên đầm theo kiểu xóm câu trên Biển Hồ Campuchia.

2. Lập câu lạc bộ văn thi nhân, có chương trình sinh hoạt thơ văn, thù tạc và hội họp. Tổ chức chơi du thuyền trên đầm, ghe phải mắc nhiều đèn, hoa, hoạt động

vào đêm trăng sáng. Cuộc chơi cần giới thiệu món ngon vật lạ, đặc sản địa phương. Nếu trên du thuyền có ca nhạc tân, cổ,… càng thêm vẻ phong lưu thú vị.

3. Tổ chức du lịch văn hóa, viếng Nhà Lưu Niệm Đông Hồ, khu mộ 2 vợ chồng danh nhân, thi sĩ của đất Hà Tiên. Đây là địa điểm lịch sử vô cùng trân trọng đối với khách phương xa, mà người địa phương ít quan tâm. Chúng ta cần sửa sang những ngôi mộ của nhà họ Lâm, mộ tổ phụ thi sĩ Đông Hồ và mộ của nhà văn Trúc Hà cũng nằm gần đó.

4. Tổ chức du lịch sinh thái quanh đầm. Cần cho trồng lại nhiều đước, vẹt, bần, mắm chung quanh bờ và trên các cồn trong đầm, vì ngày nay người dân đã chặt hết cây cối, cảnh trí đầm trở nên trơ trẽn vô duyên. Cần tạo dựng lại khung cảnh xanh có nhiều giống cây đủ loại của rừng ngập mặn.

5. Khuyến khích du lịch tâm linh. Tuyển hướng dẫn viên thuyết minh đầy đủ về lich sử mỗi nơi thờ tự, nhất là chùa Tam Bảo, chùa Phù Dung. Đó là 2 hai ngôi chùa có liên quan đến Mạc Thiên Tích. Mời du khách tham quan, dâng hương các ngôi chùa trên núi (Tịnh xá Ngọc Tiên, Ngọc Đăng), để từ đó có thể nhìn bao quát được toàn cảnh đầm Đông Hồ ./.

Tài liệu và sách tham khảo

1. “Tờ trình về địa chất khoáng sản huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” của Giáo sư

Tiến sĩ Trần Kim Thạch, đề ngày 15/04/1984.

2. Văn hóa Óc Eo và các Văn hóa cổ ở đồng bằng Cửu Long. sở Văn Hóa và Thông

Tin An Giang - 1984. Bài:“Đôi nét về quá trinh thành tạo và phát triển của đồng

bằng châu thổ sông Cửu long” của Phan Huy Xu và Trần văn Thành, Trường Đại

Học Sư Phạm - Thành phố Hồ Chí Minh.. (Hội Đồng Khoa Học gồm Giáo sư Nguyễn Công Bình, Giáo sư Hồ Lê, Giáo sư Lê Xuân Diệm và Thái văn Ẩn).

3. Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình, Lê Xuân

Diệm, Mạc Đường. Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội - 1990.

4. Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức. NXB/Giáo Dục - 1998.

5. Đại Nam Nhất Thống Chí - Lục Tỉnh Nam Việt - Tập Hạ - An Giang - Hà Tiên.

Quốc sử quán triều Nguyễn - NXB. Văn Hóa / Phủ Quốc Khanh đặc trách Văn hóa /Tái bản /1973.

6. Hương gây mùi nhớ - Đào lý Xuân phong - Đông Hồ - NXB.Quỳnh Lâm – 1971.

7. Nghiên Cứu Hà Tiên - Trương Minh Đạt - NXB Trẻ và Tạp Chí Xưa và Nay -

ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CHO ĐẦM ĐÔNG HỒ, HÀ TIÊN, KIÊN GIANG ĐẦM ĐÔNG HỒ, HÀ TIÊN, KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)