Các giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Quản lý đầm phá dựa vào các nguyên tắc:

- Khai thác, sử dụng phải dựa trên cơ sở khoa học phù hợp bản chất tự nhiên, tiềm năng tài nguyên và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

- Chú ý đến mối quan hệ giữa đầm và thượng nguồn.

- Bảo vệ habitat, phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản hợp lý trong đầm phá nhằm bảo vệ duy trì lâu bền nguồn lợi thủy sản, chú ý chuyển đổi cơ cấu nghề cá cho phù hợp.

- Xác định cơ cấu đánh bắt, nuôi trồng và bảo tồn hợp lý.

- Phòng chống ô nhiễm nước, suy giảm hoặc phì dinh dưỡng trong đầm phá. - Giám sát môi trường: Gồm giám sát chất lượng nước, giám sát sự đánh bắt và nuôi trồng quá mức, giám sát trạng thái cửa Đầm.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của đầm Đông Hồ.

VII. Kết luận

Đầm Đông Hồ - Hà Tiên là tài nguyên đất ngập nước của Kiên Giang vừa có giá trị khai thác kinh tế đáp ứng nhu cầu cuộc sống của nhân dân vùng Hà Tiên và Kiên Giang. Đầm có chức năng cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường cho khu vực và là một khu sinh quyển mặn ngọt có giá trị đa dạng sinh học và nhân văn, có giá trị trong nghiên cứu khoa học. Đầm có tầm quan trọng đối với cảnh quan, môi trường và phát triển kinh tế xã hội của Hà Tiên, một vùng đất có điều kiện tự nhiên địa lý thuận

lợi để phát triển du lịch sinh thái, phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản để xây dựng Hà Tiên thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, hiện đại, thân thiện môi trường.

Tuy vậy đầm Đông Hồ đang chịu tác động tiêu cực của các nhân tố tự nhiên và con người làm cho giá trị của khu đất ngập nước này bị suy giảm, cần có biện pháp can thiệp nhằm bảo tồn và phát huy hết các tiềm năng của đầm. Việc nghiên cứu về đầm Đông Hồ và những giải pháp được đề xuất nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước tạo ra sự phát triển bền vững của khu vực Hà Tiên.

VIII. Kiến nghị

- Vấn đề nạo vét lòng đầm Đông Hồ cần được tiến hành để tăng cường khả năng thoát lũ của sông Giang Thành và cửa ra đầm Đông Hồ, góp phần giảm độ sâu ngập lũ và thời gian ngập lũ cho TGLX và thị xã Hà Tiên, đồng thời hạn chế khả năng bồi lắng trong lòng đầm, giữ được cảnh quan, môi trường sinh thái của đầm Đông Hồ.

- Trồng mới và khôi phục HST rừng ngập mặn ở phía Đông và Đông Bắc của Đầm, duy trì diện tích rừng ở mức độ 30% diện tích tự nhiên của đầm để tăng vẻ đẹp cảnh quan, bảo tồn và tăng cường đa dạng sinh học cho đầm, tạo vi sinh vật dưới tán rừng để xử lý chất thải, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, điều lợi trước mắt là điều hòa vi khí hậu cho vùng./.

Tài liệu tham khảo

1)Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang, 1986. Tìm hiểu về Kiên Giang. 2)Công ty tư vấn cổ phần xây dựng Kiên Giang, 2000. Thuyết minh quy hoạch khai thác sử dụng đầm Đông Hồ Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang.

3)Cục thống kê tỉnh Kiên Giang , 2009. Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2008. 4)Sơn Hồng Đức, 1973. Việt Nam hình thể đồng bằng, NXB Trăm Hoa Miền Tây. 5)Sơn Hồng Đức, 1973. Vịnh Thái Lan, NXB Trăm Hoa Miền Tây.

6)Nguyễn Xuân Viên, 2004 giới thiệu quy hoạch chung khai thác, sử dụng đầm Đông Hồ - Hà Tiên. Báo cáo chọn lọc trong hội thảo khoa học phát triển du lịch sinh thái Đông Hồ. Hà Tiên tháng 11-2004.

7)Viện khoa học thủy lợi miền Nam, 2006 nghiên cứu hiện trạng môi trường đầm Đông Hồ - Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Báo cáo tổng kết đề tài, tháng 10-2006.

8)Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, 2009. Nhận thức cơ bản về tài nguyên và môi trường hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu hội thảo khoa học công nghệ, môi trường và phát triển bền vững ở duyên hải miền Trung, tháng 9-2009.

HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ XỬ LÝ MÔI TRƢỜNG TRONG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẦM ĐÔNG HỒ TRONG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẦM ĐÔNG HỒ

TỈNH KIÊN GIANG - VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)