HIỆN TRANG NGUỒN TÀI NGUYÊN THỦY SINH VẬT CỦA HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƢỚC TẠI ĐẦM ĐÔNG HỒ

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 46 - 49)

- Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An

HIỆN TRANG NGUỒN TÀI NGUYÊN THỦY SINH VẬT CỦA HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƢỚC TẠI ĐẦM ĐÔNG HỒ

SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƢỚC TẠI ĐẦM ĐÔNG HỒ

Thực vật phù du (phytoplankton)

Theo Lương Văn Thanh & ctv (2006) phát hiện có 142 loài phytoplankton trong đó tảo silic chiếm nhiều nhất 86 loài, tiếp đến tảo lục (26 loài); tảo mắt 12 loài; tảo lam (10 loài; tảo giáp (8 loài). Mùa khô phát hiện 107 loài vào mùa mưa chỉ xác định được 98 loài. Bảng 1: Số lƣợng và tỷ lệ thành phần loài thực vật phù du Ngành tảo Tháng 3 Tháng 9 Chung Số lượng (loài) Tỷ lệ (%) Số lượng (loài) Tỷ lệ (%) Số lượng (loài) Tỷ lệ (%) Tảo lam 7 6,5 7 7,1 10 7,0 Tảo mắt 9 8,4 10 10,2 12 8,5 Tảo silíc 74 69,2 49 50,0 86 60,6 Tảo giáp 8 7,5 6 6,1 8 5,6 Tảo lục 9 8,4 26 26,5 26 18,3 Tổng 107 100 98 100 142 100

Phytoplankton có thành phần loài khá phong phú, mật độ vào mùa khô là 4.200.000 tế bào/m3 và vào mùa mưa là 1.097.000 tế bào/m3, đây là vùng có năng suất sinh học sơ cấp khá cao, thích hợp cho nuôi những loài thủy sản sử dụng phytoplankton làm thức ăn. Tảo silic chiếm đa số về thành phần và mật độ, không nhiều loài tảo độc và chưa thấy xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ.

Động vật phù du (zooplankton)

Theo Lương văn Thanh & ctv (2006) phát hiện 66 loài zooplankton. Nhiều nhất ở nhóm Copepoda 35 loài, Cladocera 15 loài, Chaetognata 4 loài và nhóm Decapoda 3 loài. Ngoài ra còn phát hiện được 7 dạng ấu trùng của các dạng chưa trưởng thành.

Vào mùa khô số loài thuộc nhóm Copepoda là 28 loài trong khi vào mùa mưa chỉ là 15 loài; số loài thuộc nhóm Cladocera giảm từ 13 loài vào tháng 9 chỉ còn là 9 loài vào mùa mưa.

Bảng 2: Số lƣợng loài và tỷ lệ % các loài zooplankton đã phát hiện

STT Nhóm ĐVPD

Tháng 9/2003 Tháng 3/2004 Chung

Số

lượng % lượng Số % lượng Số %

1 Protozoa 3 7,3 2 3,8 4 5,5 2 Rotatoria 4 9,8 1 1,9 5 6,8 3 Cladocera 13 31,7 9 17,0 15 20,5 4 Copepoda 15 36,6 28 52,8 35 47,9 5 Decapoda 2 4,9 2 3,8 3 4,1 6 Chaetognata 1 2,4 4 7,5 4 5,5 7 Larva 3 7,3 7 13,2 7 9,6 Tổng 41 100 53 100 73 100

Nguồn: Lương Văn Thanh & ctv (2006)

Zooplankton có thành phần ở mức độ trung bình (41 loài), mật độ trung bình 260 con/m3, trong đó nhóm chân chèo copepod và nhóm râu nhánh Cladocera chiếm đa số. Đa số zooplankton tại đầm Đông Hồ có giá trị dinh dưỡng cao, không có loài độc hại.

Động vật đáy (benthos)

Đã phát hiện 24 loài, trong đó nhóm Polychaeta (giun nhiều tơ) là 14 loài, nhóm Crustacea (giáp xác) có 7 loài, nhóm Bivalvia (nhuyễn thể) có 3 loài.

Tại đầm Đông Hồ nối liền với biển và sông, hằng ngày chịu ảnh hưởng của khối nước biển, vào mùa mưa lũ chịu chi phối của nước lũ từ vùng TGLX và sông Giang Thành chảy về, độ mặn giảm từ mặn-lợ sang ngọt khiến cho loài không có khả năng thích nghi phải di chuyển đi nơi khác hay bị chết. Vì vậy ở vùng cửa sông chỉ tồn tại loài sinh vật đáy có khả năng thích nghi rộng với độ mặn và chịu sự thay đổi đột ngột về điều kiện môi trường diễn ra hàng ngày, hàng giờ.

Với 400ha rừng ngập mặn mà phần lớn là loài dừa nước chiếm 327,1ha là một hệ sinh thái lý tưởng cho sinh trưởng và phát triển của trứng, ấu trùng của các loài thủy sản. Người dân trong khu phố V- phường Đông Hồ và xung quanh đầm đã tranh thủ mở rộng diện tích trồng dừa nước trước đây để khai thác lá dừa ra các vùng bãi bồi nên dòng chảy trong lòng hồ sẽ bị chậm lại ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ, đồng thời gia tăng khả năng bồi lắng.

Bảng 3: Diện tích dừa nƣớc trong hệ sinh thái ngập nƣớc đầm Đông Hồ

Stt Khu vực Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Kênh Mương Đào 8,5 2,6

2 Sông Giang Thành 30,0 9,2

3 Rạch Két 181,2 55,4

4 khu phố V- phường Đông Hồ 61,2 18,7

5 Kênh Rạch Giá – Hà Tiên 7,2 2,2

6 Phường Tô Châu 39,0 11,9

Tổng cộng 327,1

Nguồn: Lương Văn Thanh & ctv (2006)

Dừa nước là loại cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng, nó mang lại nguồn lợi lớn cho người dân quanh vùng.

Thủy sản

Như khu hệ các vùng biển Tây, có 96 loài cá thuộc 50 họ, trong đó có 14 họ và 17 loài chủ yếu. Có 3 loài cá số lượng nhiều là loài cá trác vây đuôi dài

Priacanthus tayenus chiếm 17,5%, loài cá tía, cá đổng tía Pristipomoides multidens

chiếm 12% và loài cá tráo mắt to Selar crumenophthalmus chiếm 9,2%. Ở cửa ra đầm Đông Hồ và các cửa kênh thoát lũ phát hiện ra các nhóm cá nước mặn, nước ngọt tùy thuộc sự thay đổi độ mặn theo mùa trong năm. Khu hệ cá đầm Đông Hồ chịu ảnh hưởng hai nguồn là cá nước mặn từ ngoài biển Tây di cư vào đầm trong mùa khô; nguồn cá nước ngọt từ sông MêKong tràn về trong giai đoạn mùa mưa, do vậy nguồn lợi cá đầm Đông Hồ là phong phú và đa dạng về giống loài cho phép khai thác với sản lượng cao quanh năm.

Hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy hải sản đầm Đông Hồ

Đầm Đông Hồ tiếp giáp với cửa biển với diện tích mặt nước hơn 900ha và 400ha rừng ngập mặn là một hệ sinh thái lý tưởng cho sinh trưởng và phát triển của trứng, ấu trùng của các loài thủy sản.

Trong những năm gần đây việc khai thác thủy sản trong lòng đầm ngày càng gia tăng với khoảng 300 – 400 dàn đăng, gần 100 miệng đáy và hơn 100 phương tiện làm nghề xiệp của ngư dân ở khu vực Cừ Đứt, Tô Châu và một số ngư dân ở các nơi khác đến tiến hành đánh bắt suốt ngày đêm trong khu vực đầm Đông Hồ. Các hoạt động đánh bắt cá bằng đăng, lưới, thả chà trong lòng đầm gây hiện tượng gia tăng mức độ bồi lắng ảnh hưởng đến dòng chảy lũ, giảm dung tích chứa nước và ảnh hưởng đến an toàn của đầm Đông Hồ.

Do hình thức khai thác tận thu trong lòng đầm diễn ra khá mạnh và kéo dài nên nguồn lợi thủy sản trong lòng hồ ngày một giảm, mặt khác diện tích các cồn nổi lên trong lòng đầm ngày một tăng dẫn tới giảm khả năng trữ nước của đầm, đặc biệt vào thời kỳ mùa khô làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sinh trong giai đoạn này.

Xét trên cơ sở chuỗi thức ăn của thủy vực, với nguồn thức ăn khá phong phú và đa dạng, thủy vực đầm Đông Hồ thuộc loại giàu dinh dưỡng nên có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản mặn - lợ và nước ngọt. Tuy nhiên, do điều kiện sinh thái kém ổn định, khả năng rủi ro trong nuôi trồng cũng lớn. Vấn đề cần phải lựa chọn đối tượng nuôi, mùa vụ nuôi cho phù hợp, ưu tiên nuôi các đối tượng ngọt-lợ như cá, động vật thân mềm mang tính bền vững với môi trường, ít rủi ro hơn.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)