- Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An
ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ĐẦM ĐÔNG HỒ
Về quan điểm phát triển:
Phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả diện tích mặt nước bằng việc thu hút từ các nguồn lực, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội ven biển tỉnh Kiên Giang.
Phát triển kinh tế - xã hội đầm Đông Hồ phải đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.
Gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, coi trọng phát triển nguồn nhân lực địa phương.
Định hướng phát triển lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến:
Gắn phát triển khai thác thủy sản với du lịch sinh thái.
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo 3 loại hình nuôi: nuôi chuyên, nuôi kết hợp và nuôi lồng, vèo. Với các đối tượng nuôi nước ngọt, lợ mặn, nhuyễn thể; cua biển.
Chuyển đổi dần đối tượng nuôi có hiệu quả sản xuất thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn sang giống loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao hơn.
Chuyển dần sử dụng thức ăn tự tạo sang sử dụng thức ăn công nghiệp, khuyến cáo sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng.
Tổ chức sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các hội nghề nghiệp để chia sẽ thong tin và huy động được sự tham gia của cộng đồng.
Tăng cường công tác bảo quản sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm tươi sống có được từ khai thác, nuôi trồng nhằm nâng cao chất lượng và tăng tỷ trọng khi đưa vào chế biến cũng như phụ vụ thị trường khác du lịch.
Về mục tiêu:
Tranh thủ mọi nguồn lực để tập trung phát triển đưa đầm Đông Hồ thành điểm đến của ngành du lịch. Lấy du dịch làm kinh tế chủ lực gắn với phát triển thủy sản, nông nghiệp sinh thái bền vững tạo sự thay đổi đáng kể về thu nhập cho nhân dân trong vùng.
Bảo vệ được tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đầm Đông Hồ, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt.
Duy trì dải rừng dừa nước sinh thái ven biển ngập mặn.
Về nhiệm vụ
Sắp xếp, bố trí lại sản xuất ngành thủy sản theo hướng ổn định, giảm dần khai thác thủy sản trong lòng đầm; chỉ cho phép khai thác theo truyền thống thủ công.
Ưu tiên phát triển nền sản xuất nông nghiệp sinh thái hiệu quả, bền vững phù hợp với đặc thù vùng đầm. Sắp xếp, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, theo mùa vụ.
Gắn kết sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch biển tạo khu làng nghề hình thành tuyến du lịch biển khám phá đầm phá.