- ThS Phùng Văn Thản h
1. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG VÀ SINH THÁ
Dân số là vấn đề môi trường chủ yếu nhất của các vấn đề môi trường, hiện nay dân số đang gia tăng theo cấp số nhân. Sau hàng chục ngàn năm tồn tại, cho đến năm 1750 dân số thế giới chỉ khoảng 1 tỷ người, đến 1950, sau 200 năm, dân số tăng thêm gấp đôi là hơn 2 tỷ người, nhưng đến cuối năm 2011, chỉ hơn 60 năm, dân số đã lên mức 7 tỷ người. Dân số loài người tăng đồng nghĩa gia tăng tiêu thụ lương thực, hàng hóa, nước là nguyên nhân làm gia tăng khai thác tài nguyên, gia tăng tác động xấu đến môi trường, làm môi trường và tài nguyên tự nhiên ngày càng suy giảm, ô nhiễm.
Trái đất như nhỏ hơn và ít tài nguyên hơn. Từ khi khởi đầu làm nông nghiệp người ta không cần mua đất đến thời phong kiến người ta bắt đều xác định giá trị của đất qua trao đổi. Trước giai đoạn công nghiệp hóa người ta không phải mua nước để dùng, hiện nay giá nước có nơi lên đến 6€ cho một mét khối. Theo đà này mỗi người ta phải chuẩn bị chia sẻ túi tiền để mua không khí sạch như một số nước đã làm.
Ở các nước phát triển, vấn đề lại theo hướng khác đó là sự mất cân đối số lượng người giữa già và trẻ, điều này có nghĩa số người trẻ trong xã hội các nước đã phát triển phải nổ lực làm việc nhiều hơn để nuôi số người già mất sức lao động. Gần đây một số nước Á Châu số trẻ em sinh ra có giới tính bình quân là 105-110nam/100 nữ, trong khi tỷ lệ này khi không có các biện
pháp can thiệp là 102 nữ/100nam, điều này làm mất cân đối nam và nữ, cộng thêm các yếu tố kinh tế xã hội của thời kỳ 20 năm tới sẽ có thể làm thay đổi nền văn minh hiện tại. Thêm vào đó, do sự lão hóa ở các quốc gia phát triển, số trẻ em ở nước phát triển có ý thức về bảo vệ môi trường ít đi; ngược lại số trẻ em ở các nước đang phát triển và nghèo phải khai thác môi trường tài nguyên để sống lại tăng lên làm cho môi trường càng bị tác hại nhiều hơn. càng đưa cuộc sự sống trên thế giới đến gần hơn với giai đoạn vỡ nợ môi trường.
Người ta cần, ở mức tối thiểu, khoảng 2 lít nước cho ăn uống, khoảng 50 lít cho sinh hoạt, nhưng phải cần khoảng 3.500 lít cho sản xuất thức ăn cho một người trong 1 ngày. Trên thế giới, nước ngọt có tỷ lệ 3 phần 10 ngàn tổng trữ lượng nước thề giới, hay khoảng 200.000km3, các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất có tổng lượng tiêu thụ 14.000km3. Nước ngọt phân phối không đều theo mùa và không gian. Gần đây các nhà khoa học ghi nhận lượng nước bốc hơi trên mặt đất nhiều hơn lượng mưa trên mặt đất. Nước sạch là loại nước có chất lượng ở mức dùng được cho sinh hoạt và ăn uống có tỷ lệ rất ít trong tổng lượng nước ngọt thế giới. Hiện nay hơn 20% dân số thế giới thiếu nước sạch và khoảng 2 triệu ca chết/năm do các bệnh liên quan nước sạch, chủ yếu là trẻ em. Báo cáo của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) dự đoán rằng gần một nửa nhân loại sẽ sống trong các khu vực căng thẳng về nước cao vào năm 2030.
Ngược chiều với dân số, các loại tài nguyên của trái đất ngày càng suy kiệt. Hiện nay, khoáng sản của trái đất hầu như được phát hiện toàn bộ, khai thác gần hết. Dầu mỏ đang ở bên kia sườn của đường cong khai thác. Các kim loại chỉ còn sắt, nhôm được khai thác ở qui mô lớn, đa số đều cần đến kỹ thuật tái chế hỗ trợ cho nguồn khai thác từ tự nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển. Theo các tổ chức chuyên môn thuộc Liên hiệp quốc trái đất có khoảng 4 tỷ ha rừng, nhưng từ 1990-2005 mỗi năm trái đất mất 13 triệu ha rừng tức bình quân mỗi ngày mất 20.000 ha. Đến năm 2020, chỉ riêng rừng Amazon được dự báo sẽ mất 20% tổng diện tích.
Đa dạng sinh học bị suy giảm vừa trên rừng vừa dưới biển. Tốc độ suy giảm đa dạng sinh học được tính cao hơn hàng ngàn lần so với mức suy giảm trung bình của thời gian 65 triệu năm trước điều này có thể ảnh hưởng đến nông nghiệp và văn minh đô thị. Theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) năm 2005, trái đất có khoảng 10-30% các loài động vật có vú, chim và các loài lưỡng cư bị đe dọa tuyệt chủng, do hành động của con người. Trong khi Quĩ Thiên nhiên hoang dã (WWF) nói thêm rằng, trái đất không thể tái sinh kịp cho các nhu cầu khai thác cho loài người chúng ta. Cũng theo IUCN tỷ lệ số loài có mối đe dọa tuyệt chủng bao gồm 1 trong 8 loài chim, 1 trong 4 động vật có vú, 1 trong 4 loài cây lá kim, 1 trong 3 loài lưỡng cư, 6 trong số 7 loài rùa biển, 75% sự đa dạng di truyền của cây trồng nông nghiệp đã bị mất, 75% thủy sản của thế giới bị tuyệt chủng hoặc khai thác quá mức, 90% cá lớn của đại dương bị biến mất. Đa số cá thực phẩm cho loài người có nguồn từ ươm, nuôi.
Hàng ngày thế giới có 70 triệu m3 nước thải sinh hoạt. Và theo chương trình đánh giá nước thề giới(WWAP), ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do có 2 triệu tấn chất thải công nghiệp mỗi ngày, đa số thải trực tiếp, chưa qua xử lý đúng kỹ thuật, vào nguồn nước làm ô nhiễm nguồn nước mặt tại chổ và gây suy thoái đa dạng sinh học toàn cầu. Trong đó, 70% từ các quốc gia đang phát triển. Ngành sản xuất thực phẩm của nước phát triển chịu trách nhiệm gây ô nhiễm 40%, các nước đang phát triển chịu trách nhiệm 54%. Do đốt nhiên liệu hóa thạch, có khoảng 70 triệu tấn khí CO2 qui đổi(CO2e) phát thải vào không khí hàng ngày. Lượng khí thải này gây hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hàng ngày có 7 triệu tấn rác thải ra môi trường. Bình quân đầu người lượng rác(sinh hoạt và sản xuất) thay đổi tùy vào quốc gia. Nước Mỹ nhiều hơn 5kg/ngày, Nga, Nhật 3-4
kg/ngày..) Tỷ lệ rác được xử lý chỉ khoảng 30%. Ngoài các vấn đề của mặt đất, trên không trung cũng đang có những biểu hiện tiêu cực, một trong số đó là sự suy giảm tầng Ozon (O3). Trên tầng bình lưu có một lớp không khí chứa O3 với nồng độ cao hơn ngàn lần trong tầng đối lưu, gọi là lớp O3. Đây là một loại áo giáp giúp các sinh vật trên mặt đất ngăn cản, chống lại tia cực tím từ mặt trời nhờ đó con người tránh được căn bệnh do tia cực tím gây ra. Nhưng gần đây lớp O3 đang mỏng dần do các loại khí sử dụng trong công nghiệp bị thoát lên trời đã phân hủy O3 thành phân tử Oxy bình thường, đó là hiện tượng thủng tầng O3. Lổ thủng O3 có khi mở rộng bất
thường. Năm 1985 phát hiện lổ thủng Nam cực có hơn 90% O3 bị suy giảm. Năm 1988, lần đầu tiên phát hiện lổ thủng Bắc cực, đặc biệt năm nay 2011 lổ thủng Bắc cực rất to lớn với 80% O3 bị phân hủy. Nguyên nhân do các đợt lạnh bất thường và hợp chất CFC trên tầng bình lưu ở các vùng địa cực.
Gần đây nhất, biến đổi khí hậu(BĐKH) trở thành đề tài tốn nhiều đầu tư và chất xám trên thế giới. Các nhà khoa học đã xác định biến đổi khí hậu là một hiện tượng có thật và tiến triển nhanh hơn tính toán. Dự báo cho biết có thể 70% loài sinh vật và khoảng 1/3 rạn san hô trên khắp thế giới sẽ bị đe dọa tuyệt chủng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 3,5°C. Trên thế giới nhiệt độ trung bình tăng 0,74OC trong 100 năm qua, và mực nước biển dâng 20cm. Tại ĐBSCL Việt nam diễn biến có phần phức tạp. Nhiệt độ tăng 0,5-0,7 chỉ trong 50 năm, còn mực nước biển dâng khoảng 20cm. Nguyên nhân của BĐKH là do sự công nghiệp hóa và đô thị hóa. Khí nhà kính được các nhà khoa học gọi chung là CO2e, chúng bao gồm: CO2, NH4, N2O, và các khí công nghiệp: CFC, SF2, HFCs, PFCs... Khí nhà kính gia tăng từ sự đốt các loại nhiên liệu hóa thạch phát thải khí nhà kính và sự phá rừng làm mất nguồn hấp thu khí nhà kính, do đó còn gọi là sự gia tăng “kép” các khí nhà kính. Tác hại của BĐKH là vùng sinh thái bị dịch chuyển 200km về phía bắc, ảnh hưởng xấu sức khỏe con người và các loài sinh vật, làm cho an ninh lương thực căng thẳng, và là nguyên nhân của các hiện tượng tực đoan gia tăng, gồm hạn hán, giông, bão, lũ, lụt, sấm sét, sạt lở bờ…