Xây dựng đầm Đông Hồ thành Khu Bảo tồn thiên nhiên bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nƣớc và cảnh quan thiên nhiên

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 39 - 41)

- PGS.TS Thái Thành Lƣợma, Thái Bình Hạnh Phúcb

2. Xây dựng đầm Đông Hồ thành Khu Bảo tồn thiên nhiên bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nƣớc và cảnh quan thiên nhiên

đất ngập nƣớc và cảnh quan thiên nhiên

2.1. Điều tra cơ bản về đa dạng sinh học: Đầm Đông Hồ có tính đa dạng sinh học rất cao bởi có nhiều dang sinh thái, để đánh giá hết tính đa dạng sinh học cần phải có đề tài điều tra cơ bản về đa dạng sinh học như để nắm được thành phần thực vật, thành phần động vật, phân loại các loài theo hệ thống phân loại, xác định các loài quí hiếm, các loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, các loài đặc hữu riêng có của đầm Đông Hồ.

2.2 Xây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và chính quyền: Cần xây dựng một chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, nhận thức của khách du lịch đến thăm đầm Đông Hồ, như tuyên truyền ý nghĩa và tầm quan trọng của đầm để có ý thức giữ gìn và bảo vệ đầm, chương trình đó phải được xây dựng thành một đề tài nghiên cứu và triển khai, đánh giá kết quả thực hiện đạt được. 2.3 Rà soát qui hoạch sử dụng đất và qui hoạch xây dựng: Việc rà soát qui hoạch sử dụng đất của thị xã Hà Tiên và qui hoạch xây dựng của thị xã cũng là rất cần thiết để điều chỉnh các hoạt động có ảnh hưởng đến vùng sinh thái khá nhạy cảm này, như phải điều chỉnh diện tích nuôi tôm công nghiệp ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của đầm một cách an toàn hoặc các qui hoạch xây dựng có ảnh hưởng đến an toàn sinh thái của đầm.

2.4 Ra quyết định thành lập khu Bảo tồn thiên nhiên (thuộc thẩm quyền UBND tỉnh): Để việc thực thi bảo vệ đầm Đông Hồ có cơ sở pháp lý và đủ điều kiện quản lý, đầu tư thì việc xây dựng đầm Đông Hồ thành một khu Bảo tồn thiên nhiên là rất cần thiết, Ban Quản lý đầm trực thuộc chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT, là một đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.

2.5 Qui hoạch chi tiết khu bảo tồn thiên nhiên và xây dựng dự án đầu tư khu bảo tồn này: Song song với việc xây dựng BQL khu BTTN đầm Đông Hồ còn phải tiến hành xây dựng qui hoạch chi tiết đầm Đông Hồ, qui hoạch chi tiết này phải xác định vùng lõi, vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên. Đồng thời với việc xây dựng qui hoạch chi tiết còn phải xây dựng dự án đầu tư theo trình tự qui định về xây dựng cơ bản, khi xây dựng dự án đầu tư gồm dự án đầu tư

vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên và dự án xây dựng vùng đệm và phát triển cộng đồng là dự án riêng.

2.6 Có chương trình cắm mốc ranh giới vùng lõi bảo vệ và xây dựng chương trình hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng vùng đệm: Vùng lõi và vùng đệm khi đã được xác định phải có kế hoạch phân định ranh giới cắm mốc rõ ràng để việc bảo vệ vùng lõi một cách nghiêm ngặt.

6. KẾT LUẬN

Đầm Đông Hồ được phân bố thành 3 dạng sinh thái chính là dạng sinh thái ảnh hưởng nước ngọt ven sông, chịu ảnh hưởng của hệ sinh thái sông Giang Thành, dạng sinh thái lợ trung gian giữa mặn và ngọt và vùng chịu ảnh hưởng của mặn hoàn toàn, nên có tính đa dạng sinh học rất cao.

Các chỉ tiêu môi trường bị ảnh hưởng do nước thải trong sinh hoạt, nước thải trong công nghiệp, như hàm lượng pH, DO, COD, Cloriform, TSS, N-NH3 các hàm lượng này gia tăng vượt tiêu chuẩn cho phép, nhất là nồng độ DO có xu hướng giảm thấp làm ảnh hưởng đến sự phát triển sinh thái thủy sinh và nồng độ cao là nguyên nhân ô nhiễm chất hữu cơ từ nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm công nghiệp.

Để bảo vệ đầm Đông Hồ thành khu bảo tồn thiên nhiên thì trước hết là xây dựng thị xã Hà Tiên thành thị xã xanh, đô thị ít carbon, đồng thời nên điều tra đa dạng sinh học đánh giá các loài động vật thực vật tìm ra các loài đặc hữu, các loài quí hiếm, các sinh cảnh tự nhiên; trên cơ sở đó quyết định thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên đầm Đông Hồ; lập dự án đầu tư xác định ranh giới vùng lõi và vùng đệm để có kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt.

Tài liệu tham khảo

1. UBND tỉnh Kiên Giang, 2007, 2008. Các báo cáo “Kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang năm 2007, 2008”, năm 2008.

2. Nguyễn Phong Vân, 2007- 2009. Các báo cáo “Kết quả quan trắc nước mặt lục địa, nước biển ven bờ, nước nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2005 – 2009 của tỉnh Kiên Giang và đảo Phú Quốc, năm 2009.

3. Trần Quang Phúc, 2008. Báo cáo qui hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 đến 2020 và tầm nhìn 2025, năm 2008.

4. Thái Thành Lượm và Phùng Thị Bích Lam, 2009, Báo cáo kết quả “Bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển Tây Nam Kiên Giang Việt Nam 2009”, tháng 9 năm 2009

5. Thái Thành Lượm và Lê Thị Hồng Trân, 2009. Báo cáo kết quả “Nghiên cứu đánh giá thực trạng môi trường các vùng nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 2009”, năm 2009.

MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐẦM ĐÔNG HỒ - HÀ TIÊN ĐẦM ĐÔNG HỒ - HÀ TIÊN

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)