GIẢI PHÁP THÍCH NGH

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 89 - 94)

, Thái Bình Hạnh Phúcb

5.GIẢI PHÁP THÍCH NGH

5.1. Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm với biến đổi khí hậu

Xây dựng hệ thống quan trắc về khí hậu và thủy văn vùng đới bờ và vùng biển ven bờ cần được ưu tiên hàng đầu ven bờ biển thị xã Hà Tiên quan tâm nhất là: Tăng cường nhân lực và đầu tư cho các trạm khí tượng thủy văn hiện có gồm các Trạm Khí tượng thủy văn Hà Tiên

Xây dựng mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn cho vùng đới bờ và vùng ven bờ biển, có dự án quan trắc khí tượng với các chỉ tiêu nhiệt độ, lượng mưa là hai chỉ tiêu thể hiện sự biến đổi khí hậu do nóng lên của trái đất thể hiện nhiệt độ có chênh lệch so với 20 năm trước đây nhất là trong mùa khô dẫn đến nhiều hiểm họa cho con người như hạn hán, cháy rừng và lượng mưa đột biến vào mùa mưa so với trước đây, lượng mưa phân bố không đều, tập trung trong những tháng cao điểm đồng thời tập trung trong ngày, có những ngày mưa liên tục với cường độ lớn làm cho lũ lụt cục bộ và gây lũ quét ở những vùng có độ dốc lớn.

Nếu được xây dựng hệ thống quan trắc và sử dụng hệ thống thông tin cảnh báo sớm để có biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thì có thể giảm thiệt hại cho con người.

5.2. Xây dựng hệ thống hạ tầng thủy lợi

Xây dựng hạ tầng thủy lợi trên tuyến đê biển và hệ thống cống trên các cửa sông liên vùng nối liền vòng cung ven biển Tây; ở Hà Tiên cần có dự án xây dựng các công trình hạ tầng hạ tầng thủy lợi.

5.3. Củng cố hệ thống đê bao

Củng cố và nâng cấp hệ thống đê bao có độ cao trên 2m so với mực thủy chuẩn đề phòng mực nước biển dâng cao hơn 1m, hệ thống đê bao trên địa bàn thị xã Hà Tiên, hàng năm vào mùa mưa nước biển dâng cao vào mùa mưa, kèm theo gió tây nam thịnh hành với cường độ sóng biển trên cấp 5 làm cho bờ biển nhiều đoạn bị sóng vỗ trực tiếp gây xói lở bờ biển một cách nghiêm trọng, nhiều nơi lở đến tận trong khu dân cư như đê biển. Vì vậy công trình đê biển phải được kiên cố và phải có các công trình chắn sóng chống xói lở.

Việc xây, dựng công trình đê biển có thể kết hợp với xây dựng hệ thống giao thông ven biển vừa kết hợp chống với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, giao thông xung đầm Đông Hồ.

5.4. Xây dựng hệ thống cống và cửa ngăn mặn

Xây dựng hệ thống cống ngăn mặn xâm nhập và nước biển dâng phải gắn liền với hệ thống đê biển để ngăn nước biển dâng vào sâu trong nội địa.

Để đối phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng việc nghiên cứu công trình đập và cửa cống ngăn mặn và chặn mực nước biển dâng đổ ra biển, đây là một công trình không phải nhỏ, chúng ta đã có kinh nghiệm làm một số công trình cửa cống có 2 chiều, khi mùa mưa đến nước lũ đổ về thì cửa cống sẽ mở theo chiều thoát nước ra biển, và khi mùa khô có nước mặn xâm nhập, các cửa sẽ đóng lại theo chiều ngăn nước biển xâm nhập, đây là cơ sở thực tiễn để xây dựng các công trình cửa sông rạch để ngăn chặn nước biển dâng.

5.5. Xây dựng hệ thống bơm kiểm soát mực nƣớc ngập cục bộ

Qui luật thủy triều của biển Tây là mực nước biển dâng lên theo mùa, theo tháng và theo ngày hoặc nửa ngày. Vì vậy cũng có những giai đoạn vào mùa mưa mới có mực thủy triều dâng cao cực đại hoặc trong tháng vào đầu mùa khô mới có những con nước cường triều cao đầy nước biển sâu vào trong nội địa. Do đó, chúng ta cần phải dự án tính toán các công trình hệ thống bơm nước dự phòng cục bộ từng trong những năm tiếp theo, khi có sự cố về mực nước biển dâng trong khu vực nào thì chúng ta có biện pháp kiểm soát kịp thời để đề phòng nước biển dâng cao.

5.6. Bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn ven biển, hệ thống cây xanh bảo vệ chống xói lở bờ biển chống xói lở bờ biển

Việc khôi phục và tròng lại rừng ngập mặn dọc theo bờ biển Hà Tiên là rất cần thiết. Vì vậy cần có dự án khôi phục rừng ngập mặn Hà Tiên những nơi có đai rừng ngập mặn nhỏ hơn 50m chiều rộng thì cần xây dựng đê phụ và trồng rừng ngập mặn phía sau đê phụ để đai rừng đảm bảo chiều rộng tối thiểu là 250m. Những nơi có điều kiện tự nhiên vùng có bãi bồi hàng năm được phù sa bồi đắp thì cần tiến hành trồng lại rừng theo dự án trồng rừng lấn biển hoặc xúc tiến tái sinh khôi phục rừng nhằm đảm bảo phòng hộ chắn sóng biển và chắn gió bảo vệ đê biển, bảo vệ nông nghiệp và thủy sản sau đê biển đây là bờ biển luôn bị xói lở, hàng năm bị sóng biển làm xói lở sâu vào trong đất liền, cần có dự án đê kè chống xói lở theo thực trạng hiện nay. Sau đê ngăn mặn và chống nước biển dâng xây dựng mô hình canh tác có hệ thống cây xanh chống xói lở, đai cây xanh cần phối hợp với cây ăn quả, cây lâu năm, cây lấy gỗ và cây chắn gió bảo vệ mùa màng.

5.7. Xây dựng mô hình sống chung và phù hợp với nƣớc biển dâng

Mô hình nhà, làng sống chung với nước biển dâng:

Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà sống chung với lũ, nước biển dâng làm một thực trạng tương đồng với lũ nhưng thời gian dài hơn và khắc nghiệt hơn, xâm nhập mặn mạnh hơn. Việc xây dựng mô hình nhà trên cộc là một mô hình thiết thực. Vì vậy cần có dự án thử nghiệm xây nhà trên cọc đề phòng khi có sự cố nước biển dâng thì mô hình này sẽ tạo sự ứng phó sống chung với nước biển dâng có hiệu quả.

Mô hình làng sống chung với nước biển dâng, thực chất đồng bằng sông Cửu Long đã có mô hình sống chung với lũ là các cụm tuyến dân cư, đã có rất nhiều dự án triển khai trên hầu hết tất cả các tỉnh,. Do đó mô hình làng ứng phó với nước biển dâng chính là cụm tuyến dân cư nhưng ở một mức độ cao hơn, công trình phải qui mô và độ cao phải tương ứng với đều kiện nước biển dâng độ cao của cụm tuyến phải cao hơn 2m so với hiện nay.

Mô hình hệ canh tác phù hợp với nước biển dâng: Thực chất của mô hình canh tác là xây dựng các đê bao cục bộ từng vùng, từng nông hộ. Mô hình này phải dầu tư xây dựng theo từng dự án và được thiết kết chi tiết theo từng điều kiện cụ thể. Trong điều kiện nước biển xâm nhập vào nội địa do nước biển dâng thì mô hình canh tác cũng thích ứng theo điều kiện như chọn loại cây trồng, thích ứng với điều kiện chịu mặn và nuôi trồng thủy sản cũng tương thích với điều kiện trên.

5.8. Xây dựng dự án và thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên đầm Đông Hồ

Việc xây dựng và thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Đầm Đông Hồ là rất cần thiết, theo đó xây dựng vùng lõi khu bảo tồn để bảo vệ nghiêm ngặt, xác định phạm vi ranh giới vùng đệm để đầu tư và phát triển; trên cơ sở dự án đầu tư bảo tồn và phát triển vùng đệm mà thực hiện các chương trình điều tra nghiên cứu thảm thực vật, nghiên cứu các chương trình đa dạng sinh học, chương trình sinh thái môi trường và chương

6. KẾT LUẬN

So sánh nhiệt độ bình quân của 2 giai đoạn từ 1975 - 1985 nhiệt độ bình quân cao hơn 30,40C và cao nhất 31,10C, giai đoạn 1985 - 2010 nhiệt độ bình quân là 330C và cao nhất 370C (cả nước tăng 0,50 - 0,70C trong 50 năm). Nhiệt độ bình quân chênh lệch sau 24 năm là 2,60C bình quân hàng năm tăng 0,110C; nhiệt độ bình quân cao nhất sau 24 năm chênh lệch là 5,90C bình quân năm 0,250C.

Lượng mưa phân bố không đều trong 31 năm, nhưng nhận xét chung là giai đoạn 1985 - 1990 và giai đoạn 1990 - 1995 là giai đoạn xuất hiện nhiều năm có lượng mưa thấp xuất hiện nhiều có năm chỉ có 1500mm, giai đoạn có nhiều hạn hán; giai đoạn 1995 - 2000 lại có mưa nhiều hơn đều cao hơn 2000mm có năm lượng mưa cao đến 3000mm, giai đoạn có nhiều mưa. Diễn biến lượng mưa trong năm cho thấy có sự liên hệ khá chặt chẽ giữa lượng mưa và mực nước thủy triều theo mùa trong năm, vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 thì mực nước thủy triều đạt mức cao, và mùa khô lượng mưa thấp nhất cũng là mực thủy triều thấp nhất. như vậy mưa nhiều cũng là nguyên nhân tạo nên mực nước biển dâng cao.

So sánh mực nước ở năm cao nhất trong vòng 20 năm là tương đương gần 10cm; nếu tính toán theo đường thẳng thì hàng năm mực nước trung bình gia tăng là 0,4 - 0,5 cm, (cả nước tăng 20cm/50 năm bình quân 0,4cm/năm) sự gia tăng mực nước cao hơn mực nước chung nhưng xấp xỉ trong khoảng 0,4cm -0,5cm/ năm. Mối quan hệ giữa thực vật và các quần thể sinh vật có môi quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu bảo vệ và phát triển bền vững thảm thực vật đầm Đông Hồ thì sẽ bảo vệ được cả hệ sinh thái của đầm; thực vật nhất là thực vật thân gỗ loài cây mấm có khả năng thích nghi với mực nước biển dâng, vì vậy cần có các chương trình nghiên cứu sự thích nghi phát triển của thực vật trong điều kiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Để bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đầm Đông Hồ, trước mắt phải có quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên và phát triển vùng đệm đầm Đông Hồ, trên cơ sở đó xác định các chương trình nghiên cứu và phát triển cộng đồng vùng đệm./.

Tài liệu tham khảo

1. UBND tỉnh Kiên Giang, 2007, 2008, các báo cáo “Kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang năm 2007, 2008”, năm 2008.

2. Nguyễn Phong Vân, 2007- 2009. Các báo cáo “Kết quả quan trắc nước mặt lục địa, nước biển ven bờ, nước nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2005 – 2009 của tỉnh Kiên Giang và đảo Phú Quốc, năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Trần Quang Phúc, 2008. Báo cáo qui hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 đến 2020 và tầm nhìn 2025, năm 2008.

4. Thái Thành Lượm và Phùng Thị Bích Lam, 2009, Báo cáo kết quả “Bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển Tây Nam Kiên Giang Việt Nam 2009”,

5. Thái Thành Lượm và Lê Thị Hồng Trân, 2009, Báo cáo kết quả “Nghiên cứu đánh giá thực trạng môi trường các vùng nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh kiên Giang 2009”, năm 2009.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang (2008). Báo cáo tổng họp qui hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và định hướng đến 2020.

7. Võ Sĩ Tuấn (2005) Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam, Nxb KHKT năm 2005. 8. Sở Nông nghiệp – PTNT, Oxfarm – Birdlife International (2001). Bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước Hà Tiên – Kiên Lương, Kiên Giang năm 2001.

9. Nguyễn Hửu Bảo (1984) Đặc điểm khí hậu tỉnh Kiên Giang, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kiên Giang, xuất bản năm 1984.

10. Đài khí tượng thủy văn Kiên Giang (2010). Báo cáo khí tượng thủy văn từ năm 1979 -2010, Đài khí tượng thủy văn Kiên Giang, năm 2010.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang (2010). Số liệu thống kê diện tích rừng phòng hộ ven biển, năm 2010.

12. Sở Nông nghiệp và PTNT (2010). Báo cáo diện tích rừng phòng hộ ven biển tỉnh Kiên Giang năm 2010, năm 2010.

QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẦM ĐÔNG HỒ NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu ĐỊNH HưỚNG QUI HOẠCH bảo tồn và PHÁT TRIỂN đầm ĐÔNG hồ VIỆT NAM (Trang 89 - 94)