Thương hiệu và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh thăng long (Trang 78 - 79)

- Mức độ hài lòng của khách hàng đối với các DVNHBL của khách hàng:

163 10 158 8,4 176 8,7 210 9,6 327 12,6 III.Tổng vốn huy

2.3.1.7. Thương hiệu và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Vietinbank là một trong bốn NHTM lớn nhất ở Việt Nam. Từ khi được thành lập đến nay, Vietinbank có nhiều cố gắng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, phát triển DVNH, góp phần phát triển kinh tế đất nước, nâng cao thương hiệu uy tín của mình trên lãnh thổ quốc gia và trên trường quốc tế. Chi nhánh Thăng Long tuy mới được thành lập từ năm 2006 nhưng đã kế thừa phát huy những thành tựu mà Vietinbank đã đạt được, luôn đổi mới mình, không ngừng lao động sáng tạo để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc nhất. Chính vì vậy trong nhiều năm qua chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu của NHTCVN giao và đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý.

Để đo lường khả năng cạnh tranh của một NHTM ta có thể dựa vào một số tiêu chí như: Tổng tài sản, vốn tự có, nguồn vốn huy động, giá dịch vụ, phương tiện, mạng lưới, trình độ đội ngũ CBCVN…

Do phạm vi nghiên cứu của luận văn là giới hạn ở chi nhánh nên có thể thấy thương hiệu của Vietinbank- CN Thăng Long không chỉ ảnh hưởng bởi nội tại chi nhánh mà còn ảnh hưởng bởi thương hiệu của Vietinbank nói chung. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết tác giả chỉ đưa ra một số tiêu chí sau:

- Nguồn vốn huy động:

Nguồn vốn huy động trong thời gian qua của chi nhánh tăng trưởng cao trung bình khoảng 10%. Mặc dù thị phần có giảm ít nhưng mức độ suy giảm thị phần vốn huy động không phản ánh sự suy giảm sức cạnh tranh của Vietinbank - CN Thăng

Long vì quy mô huy động vốn tăng nó chỉ có thể phản ánh xu hướng gia nhập thị trường của các NH mới và xu hướng tăng trưởng vốn huy động của tổng thể các NHTM tăng nhanh hơn mức tăng trưởng của Vietinbank trên địa bàn huyện Từ Liêm cũng như thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, nếu Vietinbank không chú ý điều đó, để KH mình chuyển sang NH khác thì sức cạnh tranh sẽ bị suy giảm.

- Giá cả dịch vụ: Nhìn chung giá cả dịch vụ tương đối cạnh tranh, lãi suất cho vay, phí dịch vụ hợp lý. Tuy nhiên việc bị áp trần lãi suất huy động trong khi có một số NH lại phá rào lãi suất nên đôi khi lãi suất huy động so với mặt bằng chung lại là thấp vì vậy đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chi nhánh.

- Mạng lưới: Chi nhánh có 1 trụ sở chính và 4 phòng giao dịch được mở tại những địa điểm trung tâm của huyện Từ Liêm và quận Thanh Xuân đã tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển DVNH và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Phương tiện: Trụ sở làm việc và các phòng giao dịch của chi nhánh thuê tại các tòa nhà văn phòng lớn, văn phòng làm việc khang trang, tiện nghi. Các trang thiết bị được trang bị đồng bộ, hiện đại do vậy năng lực cạnh tranh của Vietinbank - CN Thăng Long là cao.

- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên: Hiện nay chi nhánh có tổng cộng là 125 cán bộ công nhân viên, trong đó 100% là có trình độ từ Đại học trở lên. Ban lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động NH. Đội ngũ nhân viên đang được trẻ hóa đặc biệt là những bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. So với các NH khác trên địa bàn, Vietibank có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ năng lực chuyên môn tốt hơn các NHTM khác nên năng lực cạnh tranh của chi nhánh là tốt.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh thăng long (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w