Vị thế của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh thăng long (Trang 35 - 37)

- Mức độ hài lòng của khách hàng đối với các DVNHBL của khách hàng:

c. Vị thế của ngân hàng thương mạ

- Nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo điều kiện để NH thực hiện cho vay phát triển sản xuất, tạo khả năng thanh toán và chuyển tiền qua NH, đồng thời cho phép NH phát triển các dịch vụ đi kèm với các dịch vụ đó.

- NHTM có vị thế tốt trong các hiệp hội cũng cho phép NH gây ảnh hưởng đến các chính sách của hiệp hội và của Nhà nước theo hướng có lợi cho sự phát triển DVNHBL của bản thân NH.

- Tiềm lực tài chính lớn và quan hệ thân thiện với các tổ chức tài chính khác của NHTM không chỉ tạo điều kiện để phát triển các DVNHBL truyền thống mà còn cung cấp nhiều dịch vụ trên thị trường cho khách hàng như dịch vụ Ủy thác, quản lý tài sản…

- Hiệu quả kinh doanh của các NHTM cũng ảnh hưởng đến phát triển DVNH. Hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ tạo khả năng thu hút càng nhiều khách hàng, tạo điều kiện để NH mở rộng và phát triển các dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngược lại, hiệu quả kinh doanh thấp kém sẽ làm cho NH mất uy tín với khách hàng dẫn đến mất khách hàng, NH sẽ không có nguồn tài chính để mở rộng và phát triển các DVNH.

1.2.5.2. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng.a. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ, tài chính. a. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ, tài chính.

Chính sách kinh tế vĩ mô là tổng thể tác động định hướng và điều hành nền kinh tế của Nhà nước nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản. Chính sách đó hoặc tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp thông qua khu vực sản xuất đến hoạt động NH. Một nền kinh tế đóng bắt buộc các NH hướng về việc khai thác các nguồn vốn trong nước với quy mô hạn hẹp, các hoạt động NH bị bó hẹp trong các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nội địa vừa yếu kém vừa có nhu cầu vốn cao. Ngược lại, trong một nền

kinh tế mở, khả năng huy động vốn của NH tăng lên, nguồn vốn từ bên ngoài vào qua nhiều hình thức. Song trong nền kinh tế mở, các NH trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của thị trường tài chính quốc tế trên nhiều mặt, trước hết là phải đối mặt với những NH nước ngoài có công nghệ tiên tiến, khả năng vốn dồi dào, năng lực cạnh tranh mạnh, quản trị tốt, nhân viên chuyên nghiệp…

+ Các chính sách về thuế và hệ thống thuế ảnh hưởng đến mức lợi nhuận và khả năng tích lũy để phòng chống rủi ro của các NH.

Hệ thống thuế đánh vào các khách hàng của NH cũng gián tiếp ảnh hưởng đến NH ở phương diện kích thích hay kìm hãm họ sử dụng DVNH. Bởi vì, những thay đổi về chính sách thuế đối với các doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp tới chi phí sản xuất, giá thành và kế hoạch tài chính, lợi nhuận của họ. Nếu mức thuế tăng lên, việc trả nợ của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, nên họ hạn chế vay vốn để kinh doanh.

+ Chính sách tiền tệ của Nhà nước: để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng nhà nước (NHNN) sẽ thu hẹp cung tiền, nâng cao lãi suất cơ bản, do đó các NHTM sẽ khó duy trì quy mô dịch vụ như cũ, chưa nói đến phát triển thêm. Ngược lại, chính sách tiền tệ nới lỏng tạo điều kiện cho NHTM tăng tốc độ phát triển DVNH về mọi mặt.

Ngoài ra, các công cụ của chính sách tiền tệ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cũng ảnh hưởng đến phát triển DVNHBL theo cả hai chiều kích thích và hạn chế.

+ Chính sách tỷ giá có tác động lớn đối với xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Một tỷ giá giữa đồng bản tệ và đồng ngoại tệ không hợp lý kéo dài trong một thời gian sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nếu đồng bản tệ giữ giá cao hơn và ngược lại sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nếu đồng bản tệ giữ giá thấp hơn. Từ đó tác động đến nhu cầu sử dụng DVNH và hiệu quả kinh doanh của NHTM. Ngoài ra, nếu tỷ giá phản ánh không đúng giá trị đồng bản tệ và ngoại tệ sẽ làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc xuất khẩu khó khăn về tài chính, dẫn tới khả năng trả nợ, trả lãi NH không đầy đủ, đúng hạn.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh thăng long (Trang 35 - 37)