Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh thăng long (Trang 41 - 44)

- Mức độ hài lòng của khách hàng đối với các DVNHBL của khách hàng:

d. Mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Trên cơ sở nghiên cứu phát triển DVNHBL ở một số NH trên có thể rút ra các bài học kinh nghiệm quý giá đối với Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Thăng Long như sau:

Thứ nhất, để phát triển DVNHBL, các NH thực hiện đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, luôn coi trọng việc xác định nhu cầu của khách hàng và cung ứng danh mục dịch vụ một cách chính xác và kịp thời yếu tố quyết định sự thành công của NH. Hướng phát triển đa dạng dịch vụ của các NH là một xu thế khách quan xuất phát từ chính nhu cầu của thị trường. Muốn đứng vững và phát triển trong cạnh tranh, được dự báo là hết sức quyết liệt sắp tới, Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Thăng Long cần có chiến lược phát triển theo hướng đa dạng hóa DVNHBL. Ngoài các dịch vụ đã cung ứng, Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Thăng Long cần sớm đưa vào ứng dụng và phát triển nhiều loại dịch vụ mới.

Dịch vụ tư vấn tài chính nên được đặc biệt quan tâm vì đây là một trong những loại hình dịch vu thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cho NH, nó làm tăng sự hiểu biết của khách hàng về tiết kiệm, đầu tư…qua đó, họ sẽ quan tâm hơn nữa đến các dịch vụ khác của NH. Ở Việt Nam, điều kiện mở rộng dịch vụ tư vấn tài chính đang hình thành, trong khi đó dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hang cũng là một loại hình dịch vụ mà Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) nói chung còn chưa quan tâm phát triển. Kinh nghiệm của các NHTM lớn cho thấy đây là nền tảng cho việc thu hút các khách hàng tiềm năng qua việc nâng cao hiểu biết của khách hàng về cách quản lý và sử dụng vốn…

Thứ hai, các NHTM rất chú trọng phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng các nhân. Ngày nay, hệ thống thông tin về khách hàng là các nhân đầy đủ và cập nhật đã tạo thuận lợi cho các NH trong quá trình xét duyệt hạn mức và lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân.

Dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân là loại hình dịch vụ quan trọng cần được quan tâm phát triển hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển nhanh, thu nhập người tiêu dùng tăng và tâm lý tiêu dung có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn, đồng thời kéo theo sự tiến bộ về trình độ nhận thức của người dân về các DNVHBL. Để hỗ trợ Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Thăng Long phát triển dịch vụ này, cần xây dựng một hệ thống thông tin chính xác và cập nhật thường xuyên về khách hàng, coi đó là nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng cho quan hệ của NH với khách hàng, đặc biệt là khi NH muốn cấp tín dụng cho họ.

Thứ ba, NHTM cần tập trung và coi trọng thương hiệu của mình. Vấn đề mấu chốt trong việc thu hút khách hàng là ở thương hiệu của NH. Một thương hiệu tốt đồng nghĩa với uy tín của NH được nâng cao đối với khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cần có một quá trình lâu dài và phụ thuộc nhiều vào quy mô của chính NH.

Thứ tư, đầu tư cho công nghệ là yếu tố dẫn đến sự thành công của nhiều NHTM bởi công nghệ liên quan chặt chẽ tới chất lượng dịch vụ của NH. Vì vậy, Vietinbank CN Thăng Long cần đẩy mạnh đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại vào phát triển dịch vụ theo một quá trình liên tục nhằm tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Thứ năm, các NHTM có mô hình với bộ máy tổ chức, quản lý hợp lý. Bộ máy tổ chức quản lý tốt, các bộ phận nghiệp vụ phối hợp với nhau nhịp nhàng, thông suốt từ trụ sở chính đến các chi nhánh sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hiệu quả.

Việc đưa ra một số kinh nghiệm phát triển và mở rộng hoạt động dịch vụ từ các ngân hàng lớn trên thế giới giúp chúng ta nhìn nhận một cách khách quan hơn trong khu vực về sự cần thiết và vai trò của việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương nói riêng. Ngân hàng TMCP Công Thương cần có định hướng hoạt động và học hỏi kinh nghiệm của họ để thành công trong công cuộc đổi mới và phát triển dịch vụ ngân hàng của mình.

Kết luận chương I: Trong chương I đã đưa ra những lý luận cơ bản về phát

triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại bao gồm những khái niệm, đặc trưng, nội dung cơ bản của dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ và những tiêu chí đo lường và nhân tố ảnh hưởng tới sự pháp triển dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó cũng đã nêu lên những kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng thương trên thế giới và bài học đối với Ngân hàng thương mại cổ phầm Công thương Việt Nam – CN Thăng Long. Từ những lý luận cơ bản trên sẽ là cơ sở để đi vào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương – CN Thăng Long trong chương II sau.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh thăng long (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w