Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 học kì II rất chi tiết (Trang 28 - 33)

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

bài, đầu đề được không?

GV củng cố: Vậy, ta căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?

-> Vì: đề nào cũng nêu ra vấn đề để bàn và đòi hỏi người viết phải bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.

* Từ đó em hãy tìm hiểu một số đề đã cho ở Sgk/21 ?

* Đề 1, nêu ra vấn đề gì để bàn bạc?

* Đề đòi hỏi người viết phải làm gì?

GV: gọi Hs đọc đề 10.

* Đề 10, đưa ra vấn đề gì từ câu tục ngữ? đòi hỏi người viết phải làm gì?

* 11 đề văn trên có tính chất gì?

* Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?

GV: cho Hs tập tìm hiểu đề.

+ Gọi Hs đọc đề 7.

* Đề 7, nêu lên vấn đề gì?

* Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đề 7 là gì?

* Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?

GV: bày tỏ thái độ tán đồng với lời khuyên đó, khuyên nhủ mọi người chớ có tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình để từ đó mà coi thường mọi người, kể cả những người trên mình.

* Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?

Ví dụ:

Đề 1:

- Vấn đề để bàn bạc: lối sống giản dị của Bác Hồ.

- Đòi hỏi người viết: giải thích rõ lối sống giản dị của Bác được thể hiện ở những mặt nào.

+ Ca ngợi lối sống ấy.

+ Khuyên nhủ mọi người noi theo lối sống giản dị ấy.

Đề 10:

- Vấn đề: cách ứng xử trong cuộc sống chứa trong câu tục ngữ.

- Đòi hỏi người viết: tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề để nêu ra một cách ứng xử có văn hóa cao thượng.

* Tính chất: lời khuyên nhủ, phân tích, giải thích, ca ngợi, suy nghĩ, bàn luận, tranh luận, phản bác…

-> Có ý nghĩa định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho người viết một thái độ, giọng điệu.

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận.

a. Tìm hiểu đề bài: Chớ nên tự phụ.

- Vấn đề: nêu lên một tính xấu và lời khuyên tránh tính xấu đó.

- Đối tượng và phạm vi nghị luận:

+ Phân tích những biểu hiện của tính tự phụ.

+ Tác hại của tính tự phụ.

+ Khuyên mọi người không nên tự phụ.

- Khuynh hướng tư tưởng của đề: phủ định tính tự phụ.

- Đề đòi hỏi người viết phải:

+ Giải thích rõ thế nào là tự phụ.

+ Phân tích những biểu hiện và tác hại của tính tự phụ.

+ Có thái độ phê phán thói tự phụ.

+ Khẳng định sự khiêm tốn.

GV: Từ việc tìm hiểu đề trên hãy cho biết:

Trước một đề văn nghị luận như vậy, muốn làm bài tốt, em cần tìm hiểu những gì trong đề bài?

Bước 2: Lập ý cho bài văn nghị luận

GV: Sau khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, chúng ta phải làm gì? (lập ý)

* Theo em, lập ý cho bài văn nghị luận là làm những gì?

-> Làm 3 việc: xác lập luận điểm, tìm luận cứ, xây dựng lập luận.

* Em hãy nhắc lại: luận điểm là gì?

-> Là ý kiến, quan điểm có tính chất lí luận.

* Luận điểm của đề “chớ nên tự phụ” là gì?

* Luận điểm có thể hiện ý kiến, quan điểm nào?

* Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?

* Nếu tán thành thì coi đó là luận điểm chính.

Em hãy cụ thể hóa luận điểm chính bằng các luận điểm phụ?

* Từ các luận điểm đó em hãy tìm các luận cứ cho đề văn?

* Muốn tìm được luận cứ các em hãy trả lời các câu hỏi:

* Tự phụ là gì?

* Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?

* Tự phụ có hại như thế nào?

Gợi mở: Thói tự phụ gây ra cho mọi người cảm giác gì?

* Người có thói tự phụ sẽ bị mọi người có thái độ ứng xử như thế nào?

=> Muốn làm bài tốt: Cần phải xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận để làm bài khỏi bị sai lệch.

II. Lập ý cho bài văn nghị luận:

* Đề bài: Chớ nên tự phụ.

1. Xác lập luận điểm

- Luận điểm: Chớ nên tự phụ.

-> Ý kiến thể hiện một tư tưởng, thái độ đối với thói tự phụ.

-> Là một ý kiến đúng -> tán thành.

=> Luận điểm phụ:

+ Tự phụ khiến bản thân con người không tự biết mình.

+ Tự phụ luôn đi liền với thái độ coi thường, khinh bỉ người khác.

+ Tự phụ khiến cho bản than bị mọi người chê trách và xa lánh.

2. Tìm luận cứ

- Tự phụ là gì?

-> Tự phụ là căn bệnh tự đề cao mình, coi thường ý kiến của người khác.

- Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?

-> Để cho bản thân tiến bộ, cần tránh bệnh tự phụ, tự phụ sẽ khó tiếp thu ý kiến của người khác, làm cho mình ngày càng co mình lại, không tiến bộ được.

- Tự phụ có hại như thế nào?

-> Đối với mọi người: thói tự phụ làm cho người ta khó chịu, vì họ thấy mình bị coi thường.

-> Đối với chính bản thân người có thói tự phụ, sẽ không được mọi người tôn trọng.

-> Nếu là người ở cương vị lãnh đạo có thói tự phụ, thì sẽ không thu phục được quần chúng.

-> Nếu là người bình thường thì người đó bị

* Tự phụ có hại cho những ai?

* Từ đây, em hãy chọn dẫn chứng từ đâu?

Chọn như thế nào để thuyết phục người đọc?

* Sau khi tìm được hệ thống luận cứ, tiếp theo ta phải làm gì? (xây dựng lập luận)

* Nhắc lại cho cô biết lập luận là gì?

-> Là sắp xếp các lí lẽ một cách có hệ thống để trình bày nhằm chứng minh cho luận đề.

* Vậy đối với đề 7- “chớ nên tự phụ” em sẽ xây dựng lập luận như thế nào?

* Em sẽ trình bày các luận cứ theo hệ thống như thế nào?

* Em sẽ dẫn dắt người đọc đi từ đâu đến đâu?

* Qua việc lập ý cho đề bài “chớ nên tự phụ”. Em hãy cho biết, lập ý cho một bài văn nghị luận là phải làm những gì?

HS: khái quát lại.

GV: khái quát lại toàn bộ tiết học.

-> Gọi Hs đọc to ghi nhớ: Sgk/23.

mọi người xa lánh, ít bạn bè.

- Tự phụ có hại cho:

+ Chính cá nhân người tự phụ.

+ Những người có quan hệ với cá nhân ấy.

- Chọn dẫn chứng:

+ Từ thực tế cuộc sống quanh mình.

+ Từ chính bản thân mình.

+ Từ sách báo.

3. Xây dựng lập luận

- Dẫn dắt người đọc từ việc định nghĩa tự phụ là gì rồi suy ra tác hại của nó.

* Ghi nhớ: Sgk/29.

Hoạt động 2: 20 phút (1) Mục tiêu

- Kiến thức: Giúp HS tìm hiểu đề và lậpý cho đề văn nghị luận.

- Kĩ năng: Rèn luyện các bườc của bài văn nghị luận.

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Giải thích, vấn đáp, đàm thoại.

(3) Các bước của hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Bước 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu bài

tập

O: HS đọc yêu cầu của bài tập SGK/23,24.

Bước 2: Thảo luận, trình bày

*GV: HS làm việc nhóm 4.

O: HS làm việc theo nhóm và trình bày.

→Nhóm thảo luận, trình bày vào bảng phụ.

Sau đó cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.

II. Luyện tập

Đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.

a. Tìm hiểu đề:

- Vấn đề NL: Lợi ích của việc đọc sách.

- Đối tượng và phạm vi nghị luận: Bàn về lợi ích của sách, thuyết phục mọi người tạo cho mình thói quen đọc sách.

- Khuynh hướng tư tưởng: Khẳng định ích lợi của việc đọc sách.

- Đề đòi hỏi người viết phải:

+ Giải thích được sách là gì?

+ Phân tích và chứng minh ích lợi của việc

đọc sách.

+ Khẳng định: Sách là người bạn lớn của con người.

+ Nhắc nhở mọi người phải có thái độ đúng với sách.

b. Lập ý cho đề bài:

* Xác định luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người.

* Tìm luận cứ:

- Sách mở mang trí tuệ giúp ta khám phá những điều bí ẩn của thế giới xung quanh, đưa ta vào tìm hiểu thế giới cực lớn là thiên hà và thế giới cực nhỏ như hạt vật chất.

- Sách đưa ta ngược thời gian về với những biến cố lịch sử xa xưa và hướng về ngày mai.

- Sách cho ta những phút thư giãn thoải mái.

* Xây dựng lập luận:

Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết nâng niu, trân trọng và chọn những cuốn sách hay để đọc.

5) Tổng kết và hướng dẫn học 5.1 Tổng kết

* Lập ý cho một bài văn nghị luận là phải làm những gì?

5.2 Hướng dẫn học tập - Đối với bài học tiết này:

+ Học thuộc ghi nhớ SGK/23.

+ Xem lại các bài tập phần luyện tập.

- Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị bài “Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luậnằ.Yờu cầu:

+ Trả lời câu hỏi SGK

+Bố cục chung của bài văn cụ thể là gì?

+ Xác định phương pháp lập luận ở mỗi phần trong văn bản cụ thể Tìm hiểu nội dung và tính chất của đề văn nghị luận.

6) Phụ lục

Tuaàn: 22. Bài 20 Tieát: 81

Ngày dạy : 13/1/2014

1/ Mục tiêu 1.1 Kiến thức

- HS biết được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta .

- HS hieồu được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chớ Minh qua văn bản . 1. 2 Kó naêng

- HS thực hiện được: Nhận biết được văn bản nghị luận xã hội.

- HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng đọc văn bản nghị luận xã hội. Biết chọn , trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.

3.Thái độ :

- Thói quen: yêu thích văn nghị luận.

- Tính cách: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.

2/ N ội dung học tập

- Tinh thần yêu nước xưa và nay.

3/ Chu ẩn bị

3. 1 Giáo viên: Giáo án, sách tham khảo.

3. 2 Học sinh: Chuẩn bị ở tiết 77.

4/ T ổ chức các hoạt động học tập

4. 1 OÅn ủũnh t ổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sĩ số lớp.

4. 2 Ki ểm tra miệng : Kiềm tra sự chuẩn bị của HS.

4. 3 Ti ến trính bài học

Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã biết văn nghị luận viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa, có tác dụng. Trong kho tàng văn nghị luận Việt Nam, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đánh giá là một trong những áng văn nghị luận kiểu chứng minh tiêu biểu, mẫu mực nhất. Áng văn ấy đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân tộc Việt Nam nồng nàn yêu nước.

Hoạt động 1: 15 phút (1) Mục tiêu

- Kiến thức: Cung cấp cho HS tác giả, tác phẩm, bố cục.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, nhận biết đặc điểm của văn nghị luận.

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Giải thích, vấn đáp, đọc sáng tạo.

(3) Các bước của hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học B

ước 1 : Đọc văn bản HS mở SGK/3

GV hướng dẫn HS cách đọc.

- Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình cảm

I/ Đọc – Hiểu chú thích 1/ Đọc

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 học kì II rất chi tiết (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(210 trang)
w