Ôn tập văn biểu cảm

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 học kì II rất chi tiết (Trang 189 - 192)

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

I. Ôn tập văn biểu cảm

1. Văn biểu cảm đã học ở tập 1 - Cổng trường mở ra

- Mẹ tôi

- Một thứ quà của lúa non: Cốm - Sài Gòn tôi yêu

- Mùa xuân của tôi.

- Cuộc chia tay của những con búp bê.

2. Đặc điểm văn bản biểu cảm

- Mỗi bài văn biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

- Người viết có thể chọn lựa một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng gửi gắm tình cảm, thổ lộ cảm xúc lòng mình.

- Có bố cục: 3 phần.

- Tình cảm trong bài văn phải rõ ràng, trong sáng, chân thực.

Hoạt động 2 : 20 phút

(1 ) Mục tiêu

- Kiến thức: Củng cố cho HS các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và nội dung, mục đích, phương tiện, bố cục trong văn biểu cảm.

- Kĩ năng : Rèn kĩ viết văn bản biểu cảm.

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích mẫu.

(3) Các bước của hoạt động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Bước 1: Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn

biểu cảm

* Trong văn biểu cảm, yếu tố tự sự - miêu tả có vai trò như thế nào?

HS yếu – kém trả lời  HS khác nhận xét

 sửa bổ sung.

GV: Nhận xét – ghi điểm động viên và giảng mở rộng: Khác với tự sự và miêu tả.

Nhằm mục đích kể - miêu tả đầy đủ sự việc và phong cảnh.

GV chiếu bài tập thực hành.

Bài tập thực hành: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã.

Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong ra từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hoà muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc.

Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân, rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm…

Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông - đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.

Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

Câu hỏi:

3. Vai trò yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm

- Là phương thức gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

- Khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

a/ Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả.

b/ Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?

- Miêu tả: Bàn chân bố

- Tự sự: Bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya.

- Biểu cảm: Thương cuộc đời vất vả, lam lũ của bố.

-> Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự. Miêu tả trong hồi tưởng, không phải miêu tả trực tiếp, góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.

Gv chốt: Miêu tả và tự sự góp phần làm tăng thêm giá trị biểu cảm cho đoạn văn.

Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, người ta có thể chọn một hình ảnh có nghĩa ẩn dụ, tượng trưng nhưng nổi bật để gửi gắm tình cảm tư tưởng hoặc biểu đạt bằng những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Sự bộc lộ thể hiện tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực.

Bước 2: Nội dung, mục đích, phương tiện, bố cục trong văn biểu cảm

GV: Dựa vào câu hỏi SGK/T129. Lần lượt nêu câu hỏi cho HS trả lời.

* Nội dung biểu cảm?

* Mục đích biểu cảm?

* Phương tiện biểu cảm?

* Bố cục bài văn biểu cảm?

HS nhận xét. GV bổ sung, chiếu đáp án.

GV yêu cầu HS kẻ bảng vào tập.

4. Nội dung, mục đích, phương tiện, bố cục trong văn biểu cảm

a. Nội dung:

- Biểu đạt một tư tưởng tình cảm về con người, sự vật…

b. Mục đích:

- Khêu gợi sự đồng cảm người đọc làm cho người đọc cảm nhận, cảm xúc của người viết.

c. Phương tiện:

- Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế (từ ngữ, câu, vần, biện pháp tu từ).

d. Bố cục: 3 phần.

* Mở bài:

- Giới thiệu tư tưởng, tình cảm, cảm xúc về đối tượng.

* Thân bài:

- Nêu những biểu hiện về tư tưởng, tình cảm.

* Kết bài:

- Khẳng định lại tư tưởng, tình cảm.

5) Tổng kết và hướng dẫn học tập 5.1 Tổng kết

GV chiếu câu hỏi bài tập củng cố.

Câu 1 : Văn bản “ Cổng trường mở ra” thuộc phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự B. Miêu tả (C). Biểu cảm D. Nghị luận

Câu 2: Vì sao em biết văn bản“ Cổng trường mở ra” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn?

A. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật con người B. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc

C. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá bàn luận (D). Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc

Câu 3: Yếu tố miêu tả có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?

a. Giới thiệu câu chuyện, sự việc.

(b). Khêu gợi tình cảm, cảm xúc của tác giả.

c. Miêu tả phong cảnh sự việc.

5.2 Hướng dẫn học tập - Đối với bài học tiết này:

+ Học toàn bộ phần kiến thức ôn tập trên lớp về văn biểu cảm.

- Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị bài“ Ôn tập tập làm văn (tt)”.Yêu cầu:

+ Xem lại kiến thức văn nghị luận.

+ Đọc các đề văn tham khảo SGK/140 - 143.

+ Trả lời câu hỏi SGK/ 139, 140.

6) Phụ lục

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 học kì II rất chi tiết (Trang 189 - 192)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(210 trang)
w