LUYỆN TẬP VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO
- Kĩ năng : Rèn kĩ viết văn bản đề nghị.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích mẫu.
(3) Các bước của hoạt động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Bước 1: Ôn lại lí thuyết về VB đề nghị
* Viết văn bản đề nghị để làm gì ?
HS: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó
* Nội dung văn bản đề nghị và vb báo cáo khác nhau như thế nào?
HS: Đề nghị: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì
* Hình thức trình bày của 2 vb này có gì giống nhau và khác nhau ?
HS: Trình bày: Trang trọng, sáng sủa , rõ ràng
I. Ôn lại lí thuyết về VB đề nghị và VB báo cáo
1. VB đề nghị
a. MĐ: Nhằm đề xuất 1 nguyện vọng, ý kiến.
b. ND: Ai đề nghị? Đề nghị ai? đề nghị điều gì?
c. Hình thức:
- Giống (VB báo cáo): cần trình bày trang trọng, sáng sủ theo 1 số mục quy định sẳn.
- Khác (VB báo cáo): Cần ngắn gọn.
d. Điểm cần lưu ý (ở cả 2 loại VB này).
- tên VB cần viết in hoa, khổ chữ to.
- Trình bày VB cần sáng sủ, cân đối.
- Tên người, nơi gửi và ND là những mục không thể thiếu trong 2 loại VB này.
Hoạt động 2 : 20 phút (1 ) Mục tiêu
- Kiến thức: Cung cấp cho HS một số mẫu văn bản báo cáo, cách làm văn bản báo cáo.
- Kĩ năng : Rèn kĩ viết văn bản cáo báo.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích mẫu.
(3) Các bước của hoạt động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Bước 2: Ôn lại lí thuyết về VB VB báo cáo
* Viết báo cáo để làm gì ?
HS: Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể
* Nội dung văn bản báo cáo như thế nào?
* Hình thức trình bày của văn bản báo cáo như thế nào ?
* Nêu những lưu ý khi viết văn bản báo cáo ?
* Cả 2 loại vb khi viết cần tránh những sai sót gì ?
2. VB báo cáo
a. MĐ: Nhắm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
b. ND: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? kết quả báo cáo như thế nào?
c. Hình thức: Cần rõ ràng.
d. Điểm cần lưu ý: Các kết quả bao giờ cũng được nêu rõ ràng với các số liệu, chi tiết cụ thể, tránh tình trạng nói chung chung.
3. Những sai sót cần tránh
- Thiếu một trong những mục chủ yếu của mỗi loại văn bản.
- Trình bày không rõ, thiếu sáng sủa.
- Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể.
TIẾT 128
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Bước 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu bài
tập
HS đọc yêu cầu của bài tập SGK/106.
HS thảo luận nhóm 3 phút.
Nhóm 1 : Bài 1 . Nhóm 2 : Bài 3a Nhóm 3 : Bài 3b.
Nhóm 4 : Bài 3c.
Bước 2 : Thảo luận, trình bày 0 :HS trao đổi theo bàn và trả lời.
HS nhận xét, GV chốt.
* Bài tập 2 yêu cầu gì ?
II. Luyện tập Bài tập 1
Tình huống làm VB đề nghị.
- Có 1 địa danh rất nổi tiếng gần trường, cả lớp đều muốn cô giáo chủ nhiệm tổ chức đi tham quan.
- Lớp muốn mời nhà văn, nhà thơ về nói chuyện cần đề nghị với cô giáo chủ nhiệm.
Tình huống viết VB báo cáo.
- Chuẩn bị cho việc tổng kết năm học, GVCN muốn biết tình hình của lớp em trong HK vừa qua.
- BGH cần biết kết quả đợt phát động thi đua những ngày sinh Bác 19 – 5.
Bài tập 3
a/ Viết báo cáo là sai, phải viết đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn của gia đình để xin nhà trờng miễn học phí.
b/ Viết đề nghị là sai. Một hs có thể thay lớp viết một báo cáo với cô giáo chủ nhiệm về những công việc cần giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng.
c/ Viết đơn là không đúng. Lớp trưởng thay mặt lớp viết bản đề nghị BGH nhà trường biểu dương khen thởng bạn H về tinh thần giúp đỡ các gia đình Thương binh- Liệt sĩ.
Bài tập 2
- Dựa vào từng tình huống của hs đưa ra để viết vb
5) Tổng kết và hướng dẫn học tập 5.1 Tổng kết
GV treo bảng phụ.
* Gia đình em muốn UBND xã (phường, thị trấn) đền bù lại đất làm nhà. Em sẽ thay mặt gia đình viết loại VB nào?
A. Báo cáo.
B. Kiến nghị.
C. Thông báo.
(D). Đơn.
5.2 Hướng dẫn học tập - Đối với bài học tiết này:
+ Xem lại bài học và làm bài tập 2 SGk/138.
- Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị bài“ Ôn tập tập làm văn”.Yêu cầu:
+Xem lại kiến thức văn biểu cảm.
+ Xem lại kiến thức văn nghị luận.
+ Đọc các đề văn tham khảo.
+ Trả lời câu hỏi SGK.
6) Phụ lục
Bài 31. Tieát: 129 Tuần 34
Ngày dạy : 21/4/2014 1/ Mục tiêu
1. 1 Kiến thức
- Học sinh biết : Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.
- Học sinh hiểu: Đặc điểm, yêu cầu cầu văn biểu cảm.
1. 2 Kỹ năng
- Học sinh thực hiện được: Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm đã học.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Làm bài văn biểu cảm.
1. 3 Thái độ
-Thói quen : Tạo cách xây dựng văn bản hoàn chỉnh.
- Tính cách : Có ý thức nắm được đặc điểm, dàn ý của từng loại văn bản khi nói – viết nhất là bài viết tập làm văn.
2. Nội dung học tập
- Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về văn biểu cảm.
3. Chuẩn bị
3.1 Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách tham khảo.
3.2 Học sinh: Chuẩn bị ở tiết 128.
4. Tổ chức các hoạt động học tập
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Câu 1 : Thế nào là báo cáo? Em hãy nêu dàn mục một văn bản báo cáo? (6đ)
Câu 2 : Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu có tên là gì ? Nêu nội dung chính của bài học hôm nay?(2đ)
Đáp án Câu 1
Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
Dàn mục một văn bản báo cáo:
- Quốc hiệu tiêu ngữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- Địa điểm làm báo cáo và ngày tháng.
- Tên văn bản: báo cáo về…
- Nơi nhận báo cáo.
- Người (tổ chức) báo cáo
- Nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm được.
- Kí tên.
Câu 2
Bài học hôm nay: Tiết 129. Ôn tập tập làm văn.