LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
0:HS nêu theo yêu cầu của GV.
*GV cần lưu ý các em những điểm sau:
- Đoạn văn không độc lập, riêng biệt, mà chỉ là một bộ phận của bài văn: Vì vậy khi tập viết 1 đoạn văn cần hình dung đoạn đó nằm ở vị trí nào của bài văn mới viết được thành phần chuyển đoạn.
- Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các ý các câu phải làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Các lí lẽ ( dẫn chứng) phải sắp xếp hợp lí
→lập luận mạch lạc ( phần lưu ý : bảng phuù).
Hoạt động 2: 30 phút (1) Mục tiêu
- Kiến thức: Giúp HS thực hành lập dàn ý, viết một đoạn văn chứng minh.
- Kĩ năng: Rèn luyện cách viết đoạn văn lập luận chứng minh.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Giải thích, vấn đáp, đàm thoại.
(3) Các bước của hoạt động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Bước 1: Cách viết một đoạn văn chứng
minh
Gv hướng dẫn hs cách viết một đoạn văn với một đề tài đã cho- Chọn đề 3 SGK/65. Hs đọc đề bài.
* Để viết được đoạn văn này, điều đầu tiên chúng ta phải làm gì ?
- Xđ luận điểm cho đoạn văn.
*Vậy luận điểm của đoạn văn này là gì ?
* Em dự định sẽ triển khai đoạn văn theo cách nào ?
- Triển khai theo cách diễn dịch.
* Thế nào là diễn dịch ?
- Nêu luận điểm trước rồi mới dùng dẫn chứng và lí lẽ để chứng minh.
* Để chứng minh cho luận điểm trên, em cần bao nhiêu lụân cứ giải thích, bao nhiêu luận cứ thực tế ?
- Cần 2 luận cứ giải thích và 4 luận cứ thực tế.
* Đó là những luận cứ nào ? Bước 2: Viết đoạn văn
*GV cho HS thảo luận nhóm khoảng 10 phút để chuẩn bị lại đoạn văn chứng minh đả chuẩn bị ở nhà.
II/ Thực hành trên lớp
1. Cách viết một đv với một đề bài đã cho:
Đề 3: Chứng minh rằng "văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có".
- Luận điểm: Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
+ Luận cứ giải thích: Văn chương có nội dung tình cảm.
Văn chương có tác dụng truyền cảm.
+ Luận cứ thực tế: Ta tìm được tình cảm thực tế qua các bài văn đã học:
Cổng trường mở ra: Nhớ lại tình cảm ngày đầu tiên đi học.
Mẹ tôi: Nhớ lại những lỗi lầm với mẹ.
Một thứ quà của lúa non: Cốm: Nhớ lại một lần ăn cốm.
Mùa xuân của tôi: Nhớ lại một ngày tế cở quê hương.
*Viết đoạn văn:
Nói đến ý nghĩa văn chương, người ta hay nói đến: "Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có". Nội dung của văn chương bao giờ cũng là tình cảm của nhà văn đối với cuộc
HS trao đổi theo nhóm, tranh luận, thống nhất và trình bày ý kiến.
*GV thống nhất kết quả.
sống. Khi đã thành văn, tính cảm nhà văn truyền đến người đọc, tạo nên sự đồng cảm và làm phong phú thêm các tình cảm ta đã có.
Qua bài Cổng trường mở ra, em thấy yêu thương hơn những ngôi trường đã học, thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn trong học tập và càng biết ơn các thầy cô giáo đã không quản ngày đêm dạy dỗ chúng em nên người.
Em đã có lần phạm lỗi với mẹ. Bức thư của người bố gửi cho En- ri- cô trong bài Mẹ tôi đã làm cho em nhớ lại các lần phạm lỗi với mẹ mà em không biết xin lỗi mẹ. Em đã có lần được ăn cốm, nhưng sau khi học bài Một thứ quà của lúa non:Cốm, em mới cảm thấy lần ấy, em thực sự chưa biết thưởng thức cốm.
Ai cũng đã sống qua những ngày tết trong khung cảnh tình cảm gia đình, nhưng sao bài Mùa xuân của tôi làm em ước ao trở lại Hà Nội một cách xốn xang, khi em nghĩ rằng từ lâu em đã không có một tình c ảm quê hươg sâu nặng như trong bài văn dù em là người Hà Nội. Tóm lại văn chương có tác động rất lớn đến tình cảm con người, nó làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.
Đề 5 : Chứng minh rằng Bác Hồluôn thương yêu nhi đồng.
DÀN BÀI 1.Mở bài:
Dẫn vào luận điểm: Bác Hồ luôn thương yêu thieáu nhi.
2.Thân bài:
-Bác luôn chăm lo đến việc ăn ngủ, học hành của các cháu thiếu nhi:
“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.”
-Mỗi mùa Trung thu, ngày tết của thiếu nhi, Bác đều nhớ đến các cháu:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
-Bận rộn nhưng Bác vẫn không quên xem thư của các cháu:
“Ôi vẫn còn đây của các em Chồng thư mới mở Bác đang xem Chắc Người thương lắm lòng con trẻ…”
-Đặt hết niềm tin vào các cháu:
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, đất nước Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, một phần lớn là nhờ công học tập của các cháu…”
3.Kết bài: Tình thương yêu cảu Bác với các cháu không bao giờ can và các cháu thiếu nhi cuõng theá:
“Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
5) Tổng kết và hướng dẫn học tập 5.1 Tổng kết
GV treo bảng phụ.
* Khi đưa dẫn chứng trong bài văn CM, theo em, thao tác nào không cần thiết phải thực hiện?
A. Giải thích.
B. Phân tích.
(C). Đánh giá dẫn chứng đúng hay sai.
D. Bình luận.
5.2 Hướng dẫn học tập - Đối với bài học tiết này:
+ Xem dàn bài lập trên lớp. Tiếp tục phát triển các đoạn thành bài văn hoàn chỉnh.
- Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị bài: “Trả bài viết số 5”. Yêu cầu:
+ Xem lại yêu cầu đề bài và bài viết.
+ Tự sử lỗi sai.
6) Phụ lục
Tuaàn: 27. Bài 25 Tieát: 101
Ngày dạy : 03.3.2014
1/ Mục tiêu 1.1 Kiến thức
- HS biết được hệ thống hóa các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản,đặc trưng thể loại,hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- HS hieồu được một số kiến thức liờn quan đến đọc hiểu văn bản như nghị luận xó hội, nghị luận văn học. Thấy được sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.
1. 2 Kó naêng
- HS thực hiện được: hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu, và nhận xét về văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- HS thực hiện thành thạo: Nhận diện và phân tích được luận điểm phương pháp lập luận trong các văn bản đã học. Biết trình bày và biết cách lập luận có lí, có tình.
3.Thái độ :
- Thói quen: Yêu mến thể loại văn nghị luận.
- Tính cách: Nắm đuợc đề tài, kiểu bài, luận đề, luận điểm và dẫn chứng của các văn bản nghị luận đã học.
2/ N ội dung học tập
- Đặc trưng của văn bản nghị luận.
3/ Chu ẩn bị
3. 1 Giáo viên: Giáo án, sách tham khảo.
3. 2 Học sinh: Chuẩn bị ở tiết 98.
4/ T ổ chức các hoạt động học tập
4. 1 OÅn ủũnh t ổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sĩ số lớp.
4. 2 Ki ểm tra miệng : Không.
Hoạt động 1: 25 phút (1) Mục tiêu
- Kiến thức: Hệ thống lại các bài văn nghị luận, nêu tóm tắt những nét đặc sắc về nghệ thuật ở mỗi bài.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu, nhận xét văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học văn học.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Giải thích, vấn đáp, đọc sáng tạo.
(3) Các bước của hoạt động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Bước 1: Tóm tắt ND và NT của các bài
văn NL đã học.
GV treo bảng phụ, ghi bảng kê SGK.
HS lên bảng điền vào.
GV nhận xét,sửa chữa.
I. Tóm tắt ND và NT của các bài văn NL đã
học
1. Điền vào bảng kê.