VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản hành chính, khi chúng ta cần nêu một nguyện vọng nào đó với cơ quan có thẩm quyền hay với cáp trên thì chúng ta phải viết văn bản đề nghị , khi nào cần viết văn bản đề nghị và cách viết văn bản đề nghị ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.
Hoạt động (1 ) Mục tiêu
- Kiến thức: Cung cấp cho HS một số mẫu văn bản đề nghị và cách làm văn bản đề nghị.
- Kĩ năng : Rèn kĩ viết văn bản đề nghị.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích mẫu.
(3) Các bước của hoạt động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Bước 1 : Đặc điểm của VB đề nghị
Gọi HS đọc các VB SGK/124.
* Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?
- Nhằm gởi tới 1 người hay 1 tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết 1 điều gì đó.
* Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?
- Nội dung rõ ràng , ngắn gọn
- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , lời lẽ đúng mực.
* Hãy nêu 1 tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị?
- Sơn lại bảng đen.
GV treo bảng phụ, ghi các tình huống SGK.
* Trong các tình huống đ1o, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
a, c giấy đề nghị.
b bản tường trình.
d bản kiểm điểm.
Bước 2: Cách làm văn bản đề nghị
* Hãy đọc 2 VB đề nghị trên và xem các mục trong VB đề nghị được trình bày theo thứ tự nào? Cả 2 VB có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Người hay cơ quan nhận VB đề nghị.
- Người đứng ra viết VB đề nghị.
- ND chính của VB: Đề nghị điều gì?
- MĐ của việc đề nghị hoặc hướng giải quyết vấn đề do người viết VB đề xuất.
Giống: ở cách trình bày các mục, khác ở ND cụ thể.
* Những phần nào là quan trọng trong cả 2 VB đề nghị?
- ND chính của VB (các phần khác cũng không thể thiếu).
* Từ 2 VB trên, hãy rút ra cách làm 1 VB đề
I. Đặc điểm của VB đề nghị 1. Các VB SGK/124.
2. Đặc điểm của VB đề nghị
- ND rõ ràng, ngắn.
- Trình bày sạch sẽ, trang trọng lời lẽ đúng mực.
II. Cách làm văn bản đề nghị 1. Tìm hiểu cách làm VB nghị luận
- Khi viết 1 VB đề nghị cần viết rõ: Ai đề nghị? Đề nghị ai? đề nghị điều gì?
nghị?
* Nêu dàn mục 1 VB đề nghị?
HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
GV treo bảng phụ, ghi dàn mục 1 VB đề nghị.
GV nhắc HS nắm 1 số điều cần lưu ý SGK.
* Khi nào cần viết VB đề nghị? Các mục quan trọng trong VB đề nghị là gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
2. Dàn mục 1 VB đề nghị.
SGK/126.
3. Lưu ý.
SGK/126.
* Ghi nhớ: SGK/126.
Hoạt động 2: 20 phút (1 ) Mục tiêu
- Kiến thức: HS xác định được tình huống liên hệ với cách viết đơn ở lớp 6 d8ể so sánh sự giống và khác nhau.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng về cách viết văn bản đề nghị.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình . (3) Các bước của hoạt động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Bước 1: Đọc bài tập, xác định yêu cầu bài
tập
HS đọc yêu cầu của bài tập phần luyện tập SGK/127.
* Bài tập 1,2 yêu cầu điều gì ? HS thảo luận nhóm 5 phút.
Nhóm 1 : Câu 1.
Nhóm 2 : Cầu1.
Nhóm 3 : Câu 2.
Nhóm 4 : Câu 2.
Bước 2 : Thảo luận, trình bày
0 :HS trao đổi theo tổ, nhóm và trả lời.
HS nhận xét, GV chốt.
II/ Luyện tập 1. Bài tập 1
+ Giống : Ở chổ cả 2 đều là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng
+ Khác : Một bên là nguyện vọng của một cá nhân(a) , còn một bên là nhu cầu tập thể(b).
2. Bài tập 2
- Cần tránh các lỗi sau : không đề rõ người gửi
; nội dung vb quá dài nêu ý kiến đề nghị không rõ ràng ; lời văn thiếu trang nhã …
5) Tổng kết và hướng dẫn học tập 5.1 Tổng kết
GV treo bảng phụ.
* VB hành chính là gì?
* Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi nào cần phải làm VB đề nghị?
A. Khi có 1 sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người điều biết.
(B). Khi xuất hiện 1 nhu cầu, quyến lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể muốn các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
C. Khi muốn gia nhập 1 tổ chức nào đó.
D. Khi muốn trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của 1 cá nhân hay tập thể.
5.2 Hướng dẫn học tập - Đối với bài học tiết này:
+ Học ghi nhớ.
+ Xem lại bài tập.
- Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị bài“ Văn bản báo cáo”.Yêu cầu:
+ Trả lời câu hỏi SGK.
+ Xem trước bài tập.
6) Phụ lục
Tuaàn: 32. Bài 30 Tieát: 120
Ngày dạy : 07. 4. 2014 1/ Mục tiêu
1.1 Kiến thức
- HS biết được hệ thống hóa các văn bản trong phân môn văn đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- HS hieồu được một số kiến thức liờn quan đến đọc hiểu văn bản ở cỏc thể loại văn học.
1. 2 Kó naêng
- HS thực hiện được: hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu, và nhận xét về tác phẩm, thể loại văn học.
- HS thực hiện thành thạo: Nhận diện và phân tích được các tác phẩm văn học ở các thể loại.
3.Thái độ :
- Thói quen: Yêu mến phân môn văn học.
- Tính cách: Giáo dục tính tự giác học tập cho HS.
2/ N ộ i dung h ọ c t ậ p
- Hệ thống hóa kiến thức về các văn bản đã học từ đầu năm tới nay.
3/ Chu ẩ n b ị
3. 1 Giáo viên: Giáo án, sách tham khảo.
3. 2 H ọ c sinh : Chuẩn bị ở tiết 118.
4/ Tổ chức các hoạt động học tập
4. 1 OÅn ủũnh tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
4. 2 Ki ể m tra mi ệ ng :
Câu 1: Nêu nghệ thuật, ý nghĩa văn bản của đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng”? (6đ) Câu 2: Nêu tên bài học hôm nay? Nêu nội dung chính của bài học?
Đáp án
Câu 1: * Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
- Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
* Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẫn giai cấp, than phận người phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân thời phong kiến.