TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÁCH LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Bài mới: Vì sao có lụt ?
HS do mưa nhiều,ngập úng tạo nên.
Vì sao có nguyệt thực ? HS trả lời
GV: Mặt trăng không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản quang lại ánh sáng nhận từ mặt trời.
Trong quá trình vận hành, Trái Đất , Mặt Trăng và Mặt Trời cùng lúc đứng trên một đường thẳng. Trái Đất ở giữa che mất nguồng sáng của Mặt Trời và làm Mặt Trăng bị tối đi.
GV: để giúp các em hiểu được những hiện tượng đó cô đang làm thao tác gì vậy ?
Vậy lập luận giải thích là gì ? có những phương pháp nào ta cùng đi vào tìm hiểu bài học hôm nay ?
Hoạt động 1: 10 phút (1 ) Mục tiêu
- Kiến thức: Cung cấp cho HS mục đích của phương pháp giải thích.
- Kĩ năng : Rèn kĩ năng biểu đạt suy nghĩ, dùng những hiểu biết, tri thức để làm văn chứng minh.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích mẫu.
(3) Các bước của hoạt động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học B
ước 1 : Tìm hiểu mục đích và phương pháp giải thích
* Dựa vào các tình huống cô vừa nêu , các em hãy nêu các tình huống khác mà ta có nhu cầu tìm hiểu ?
HS tìm kiếm (Các câu hỏi thường bắt đầu bằng các loại câu hỏi : vì sao ? để làm gì ?...)
* Vậy muốn trả lời ,tức là giải thích các vấn đề nêu trên ta phải làm thế nào ?
HS trao đổi theo bàn : Đọc, nghiên cứu…phải có tri thức mới làm được.
* Những vấn đề nêu trên có đặc điểm gì chung ?
HS xác định Đều yêu cầu giải thích.
* Vậy nhu cầu giải thích của con người trong đời sống là như thế nào ?
HS rất to lớn :Muốn hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
* Vậy trong văn nghị luận người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề gì ?vì sao ? HS tìm kiếm.
GV định hướng cho HS.
GV chon một đoạn văn mẫu sau đó yêu cầu HS xác định phương thức lập luận của đoạn văn đó.
* Đoạn văn này sử dụng phương pháp lập luận nào là chủ yếu ? Ngoài ra còn sử dụng kết hợp với phương pháp lập luận nào khác ? :HS nhắc bài cũ.
I.Mục đích và phương pháp giải thích 1.Tìm hi ểu nhu cầu giải thích .
-Rất quan trọng và cần thiết trong đời sống.
-Trong văn nghị luận : Nhằm nâng cao tư tưởng và nhận thức.
*GV định hướng :Kết hợp giữa chứng minh và giải thích.
* Để có tính thuyết phục, để người nghe đồng tình người nói (viêt) cần phải vận dụng kết hợp với phương pháp lập luận nào khác ? HS đúc rút bài học:Để nhận thức ,hiểu rõ sự vật hiện tượng.Kết hợp với chứng minh.
GV tích hợp với phương pháp lập luận chứng minh ở tiết trước.
Hoạt động 2: 20 phút (1 ) Mục tiêu
- Kiến thức: HS xác định được vấn đề và phương pháp giải thích.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng về phương pháp bài văn giải thích.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình . (3) Các bước của hoạt động
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Bước 1 : Đọc bài văn và trả lời câu hỏi
HS đọc lại bài văn.
* Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?
HS xác định lại .
* Tìm và đánh dấu các câu giải thích ?Theo em những câu trên có mục đích là gì ? chúng có đặc điểm gì ?
HS : câu định nghĩa. (GV chốt ý)
* Ngoài cách định nghĩa ra còn có những cách giải thích nào ? chỉ cụ thể ?
HS trao đổi theo bàn.: Liệt kê các biểu hiện, đối lập…
GV chốt ý và mở rộng thêm các cách giải thích khác.
* Xác định bố cục ba phần của bài văn ?chỉ ra mối liên hệ giữa ba phần ?
HS xác định và nêu nhận xét.
* Từ ví dụ trên em hãy cho biết các yếu tố của bài văn nghị luận giải thích ?
HS đúc rút bài học.
* Điều cần được giải thích (vấn đề,hiện tượng, câu,chữ,nhận định,ý kiến…)cách giải thích (chỉ nguyên nhân,lí do,qui luật,nội dung hay mục đích,ý nghĩa cần được giải thích..) (GV chốt ý bài học)
HS đọc ghi nhớ SGK/71.
2.Xét bài v ăn :Lòng khiêm tốn .
-Sử dụng câu định nghĩa : “một tính căn bản…sự vật”
“Khiêm tốn là tính nhã nhặn”
-Sử dụng cách liệt kê,so sánh và đối lập...
* Ghi nhớ : SGK/ 71.
5) Tổng kết và hướng dẫn học tập 5.1 Tổng kết
GV treo bảng phụ.
* Có người quan niệm: Giải thích chỉ là việc vận dụng lí lẽ, CM chỉ là việc vận dụng dẫn chứng, điều đó đúng hay sai?
A. Đúng. (B). Sai.
* Vai trò của dẫn chứng trong phép lập luận giải thích và phép lập luận CM giống nhau hay khác nhau?
A. Giống nhau. (B). Khác nhau.
5.2 Hướng dẫn học tập - Đối với bài học tiết này:
+ Xem và làm lại bài tập.
+ Đọc phần đọc thêm SGK/72,73 và cho biết vấn đề được giải thích, phương pháp giải thích trong các bài đọc thêm..
- Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị bài“ Tìm hiểu chungvề cách lập luận giải thích(tt)”.Yêu cầu:
+ Trả lời câu hỏi SGK.
+ Xem trước bài tập.
6) Phụ lục
Bài 25. Tieát: 105 Tuần 28
Ngày dạy : 13/3/2014 1/ M ục tiêu
1. 1 Kiến thức
- HS hiểu được phương pháp lập luận giải thích.
- HS biết được yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
1. 2 Kó naêng
- HS thực hiện được: Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của văn bản này.
- HS thực hiện thành thạo: Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích và lập luận chứng minh.
1. 3 Thái độ
- Thói quen: Yêu thích văn giải thích.
- Tính cách: Biết giải thích một vấn đề.
2/ N ội dung học tập - Phương pháp giải thích.
3/ Chu ẩn bị
3.1 Giáo viên: Tài liệu tham khảo.
3.2 Học sinh: Chuẩn bị tiết 104.
4/ T ổ chức các hoạt động học tập
4. 1 OÅn ủũnh t ổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sĩ số lớp.
4. 2 Ki ểm tra miệng :
Câu 1: Giải thích trong văn nghị luận là gì?
Người ta giải thích bằng cách nào? Nêu yêu cầu của bài văn nghị luận giải thích?(6đ)
Câu 2: Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu có tên là gì ? Hãy nêu nội dung chính của bài học hôm nay? (2đ)
Trình bày + soạn bài 2đ.
- Giải thích trong văn nghị luận: Làm người đọc hiểu rõ tư tưởng, đạo lí phẩm chất… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tue, bồi dưỡng tư tưởng, tình càm cho con ngườiọ.
- Người ta thường giải thích bằng các cách:
nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,…của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
- Bài văn giải thích phải mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sang, dễ hiểu. Không nên dung những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
- Tên bài học: Tìm hiểu chung về cách lập luận giải thích(tt).
- Nội dung chính: Thực hành phần luyện tập của bài Tìm hiểu chung về cách lập luận giải thích.