Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu của luận án

Đến nay đã có nhiều nghiên cứu phân tích về cải cách thể chế của các nước châu Phi, trong đó một số nghiên cứu đã tập trung phân tích, đánh giá sâu khía cạnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của các nước này. Nhìn chung, các nghiên cứu này có quan điểm khá đồng thuận về sự tương thích giữa thể chế với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở châu Phi: các thể chế tốt thường xuất hiện ở những quốc gia có tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho rằng: thể chế tốt là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở châu Phi, bởi vậy, châu Phi cần cải cách thể chế kinh tế để phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay vẫn còn có nhiều khoảng trống:

Thứ nhất, khi đi sâu vào đánh giá kết quả của các nỗ lực cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi, các quan điểm vẫn còn tương đối khác biệt. Những người ủng hộ các chương trình chuyển đổi cơ cấu (SAP) cho rằng, có thểchúng chưa thực sự thành công nhưng cũng đã giúp nhiều nước châu Phi vốn gần như đứng bên bờ vực sụp đổ vượt qua được thời điểm khó khăn nhất. Các chương trình điều chỉnh cơ cấu đã giúp hoạt động thương mại, tài chính của nhiều nền kinh tế châu Phi thoát khỏi tình trạng bị “kiểm soát chặt chẽ”, đồng thời giúp ổn định kinh tế vĩ mô và chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do. Ngược lại, những ý kiến phản đối cho rằng, SAP không tính đến các điều kiện đặc thù của châu Phi, thậm chí không tính đến đặc thù giữa các nước châu Phi. Việc tự do hoá thương mại, phá giá đồng tiền ở nhiều nước châu Phi đã tạo ra những tác động tiêu cực;

chính sách thúc đẩy xuất khẩu đã để lại hệ luỵ là tình trạng khai thác, bòn rút tài

25

nguyên và tàn phá môi trường nghiêm trọng ở nhiều nước châu Phi. Thậm chí, có những ý kiến còn cho rằng, châu Phi có thể sẽ phát triển tốt hơn nếu không có SAP. Do vậy, luận án sẽ góp phần bổ sung vào các tranh luận, đánh giá hiện tại về kết quả của cải cách thể chế kinh tế thị trường ở các nước châu Phi.

Thứ hai, nhiều nghiên cứu đã nỗ lực chỉ ra những yếu tố quan trọng tác động đến tiến trình cải cách thể chế kinh tế của các nước châu Phi. Tuy nhiên, không nhiều nghiên cứu có những so sánh, đối chiếu về vai trò của cải cách chính trị và cải cách nền quản trị quốc gia đối với cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi. Luận án sẽ bổ sung khoảng trống này trong các nghiên cứu hiện nay.

Thứ ba, các nghiên cứu đi trước ít quan tâm đến việc lý giải vấn đề: tại sao những chương trình cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi lại tạo ra những kết quả khác nhau ở những nước châu Phi khác nhau? Tại sao lại có những nước đã phát triển thành công sau quá trình chuyển đổi này song cũng có những nước thất bại? Phải chăng, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là điều kiện cần nhưng chưa đủ để các nước châu Phi phát triển? Thực tế này tiếp tục đặt ra vấn đề nghiên cứu: các yếu tố của phát triển và chất lượng thể chế có thể có tác động hai chiều. Trong khi nhiều nghiên cứu nói đến việc thể chế yếu kém là nguyên nhân của phát triển kinh tế trì trệ, thực tế của châu Phi có thể lại chứng minh rằng: trình độ phát triển kinh tế lạc hậu là nguyên nhân dẫn đến chất lượng thể chế tồi. Đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn mới, là khoảng trống nghiên cứu về cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi mà luận án này có thể bù đắp.

Thứ tư, các bài học kinh nghiệm của châu Phi đến nay ít được chú ý vì lập luận rằng: trình độ phát triển của châu Phi còn thấp. Các nước châu Phi như Guinea xích đạo, Ghana và Tunisia ít được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, luận án chỉ ra rằng, châu Phi cũng có những điểm sáng trong cải cách thể chế so với những nước đang phát triển là những kinh nghiệm tốt, ngay cả đối với những nước như Việt Nam. Luận án cũng chỉ ra những kinh nghiệm không thành công điển hình trong cải cách thể chế kinh tế thị trường ở những nước đi sau.

26

Tiểu kết chương 1

Đến nay đã có nhiều nghiên cứu phân tích, đánh giá vấn đề cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi, trong đó có những nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá sâu khía cạnh chuyển đổi và hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường của một số nước ở châu lục này. Các nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng ở châu Phi: các thể chế tốt thường xuất hiện ở những quốc gia có tăng trưởng và phát triển kinh tế, tuy nhiên còn nhiều tranh luận về sự thành bại của các chương trình cải cách thể chế kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho rằng, việc áp đặt những mô hình cải cách thể chế kinh tế của phương Tây (như chương trình điều chỉnh cơ cấu) cho châu Phi đã không mấy thành công khi xét về phương diện phát triển. Do vậy, luận án sẽ góp phần bổ sung vào các tranh luận, đánh giá hiện tại về kết quả của cải cách thể chế kinh tế thị trường ở các nước châu Phi; phân tích các yếu tố tác động đến tiến trình cải cách thể chế kinh tếởcác nước này. Đặc biệt, dưới góc độ quản trị, luận án đã nêu ra cách tiếp cận cải cách thể chế có thể phù hợp với điều kiện của châu Phi. Bên cạnh những tiến trình cải cách thể chếđược coi là thất bại, luận án cũng phân tích, chỉ ra những tiến trình cải cách thể chế tương đối thành công ở châu Phi là hình mẫu cho nhiều nước đang phát triển khác học tập.

27

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)