Bối cảnh cải cách thể chế kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 146 - 149)

CHƯƠNG 4: CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở GUINEA XÍCH ĐẠO,

4.3. Cải cách thể chế kinh tế ở Tunisia

4.3.1. Bối cảnh cải cách thể chế kinh tế

Tunisia giành được độc lập từ Pháp vào năm 1956. Từ năm 1987 cho đến trước khi cuộc cách mạng hoa nhài diễn ra vào năm 2011, Tunisia nằm dưới chế độ độc tài Zine El Abidine Ben Ali. Mặc dù đã có những nỗ lực phát triển kinh tế, ông Ben Ali đã thiết lập nên một hệ thống chính quyền gồm những người thân trong gia đình và cộng sự thân tín ở Tunisia, biến nước này trở thành một trong những nước Arab hiện đại song cũng có hệ thống chính trị hà khắc nhất.

Chính quyền Ben Ali đã bị nhiều cáo buộc, trong đó có những vấn đề về tham nhũng, lạm quyền và đàn áp chính trị.

Tunisia là khởi đầu của làn sóng “Mùa xuân Ả rập” trước khi lan rộng ra khu vực Bắc Phi - Trung Đông. Tháng 1/2011, một cuộc biểu tình của đông đảo người lao động đã bùng nổ ở Tunisia vào nhằm bày tỏ sự đoàn kết và cảm thông với một thanh niên đã tự thiêu vì tuyệt vọng trước chế độ mà anh ta đang sống.

Làn sóng phản kháng đã nhanh chóng lan khắp khu vực, kéo theo sự lung lay, 0

10 20 30 40 50 60 70 80

1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017

Thương mại Đầu tư Tài chính

135

thậm chí sụp đổ của những chính thể đã tồn tại nhiều năm ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Jordan, Bahrain, Mauritania, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya…Kể từ cuộc cách mạng châu Âu năm 1848, thế giới ít chứng kiến một phong trào nổi dậy nào lan rộng với tốc độ nhanh chóng như thế.

Trước khi cuộc Cách mạng hoa nhài bùng nổ, tình hình kinh tế của Tunisia không quá tồi tệ. Nước này không phải là một kỳ tích phát triển song nhìn chung đã đạt được nhiều thành tựu hơn một số nước láng giềng. Trong thập kỷ 2000, tăng trưởng kinh tế của Tunisia đạt khoảng 5%/năm, cao hơn nhiều nước Bắc Phi - Trung Đông và mức bình quân của nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 2.713 USD năm 2005 lên 3.720 năm 2010. Kinh tế Tunisia cũng khá đa dạng với tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP trên 60%, tỷ trọng của ngành nông nghiệp dưới 10% (Nguồn:

Lahcen Achy (2011). Tunisia’s Economic Challenges, Canergie Papers, December 2011).

Hình 4.11: Thu nhập bình quân đầu người của Tunisia (PPP, nghìn USD hiện hành)

Nguồn: WB, database Tuy nhiên, về mặt kinh tế, các chính sách của chính phủ đã không tạo ra đủ công ăn việc làm cho người dân, gây ra những bất bình ngày càng tăng trong xã hội, đặc biệt trong giới trẻ. Năm 2010, khoảng 70% số người thất

136

nghiệp là dưới 30 tuổi; cứ bốn người tốt nghiệp đại học thì có một người không tìm được việc làm. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự bất bình trong xã hội và làn sóng ngầm phản kháng chính phủ chỉ chờ cơ hội để bùng dậy ở Tunisia.

Hình 4.12: Tỷ lệ thất nghiệp ở Tunisia, 2001-2010

Nguồn: Lahcen Achy (2011). Tunisia’s Economic Challenges, Canergie Papers, December 2011, Tr.8 Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ thất nghiệp cao là do sự yếu kém của khu vực tư nhân –nơi có thể đem lại rất nhiều việc làm ở những quốc gia khác. Mặc dù, Tunisia đã có những cải cách theo hướng thị trường từ thập niên 1980. Hoạt động thương mại đã được tự do hóa đáng kể song đầu tư vẫn bị hạn chế. Chính phủ vẫn kiểm soát nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như viễn thông, năng lượng, tài chính, phân bón, khai thác mỏ và vật liệu xây dựng. Khu vực tư nhân chỉ có thể tham gia vào được một số ít ngành như du lịch song với tình trạng hết sức manh mún, nhỏ lẻ. Đầu tư nước ngoài cũng bị hạn chế, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ - lĩnh vực thường ưu tiên cho các nhà đầu tư trong nước. Trong những lĩnh vực khác, các nhà đầu tư phải tiến hành những thủ tục xin phép hết sức phiền hà nếu như muốn kiểm soát hơn 50% cổ phần của công ty. Nhìn chung, rất ít nỗ lực cải cách thể chế nhằm vào việc thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển ở Tunisia trong nhiều năm. Đây chính là một trong những lỗ hổng chính sách tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thu hẹp sự bất bình đẳng vàgiảm nghèo bền vững ở Tunisia.

Tỷ lệ ở nhóm giáo dục bậc cao

Tỷ lệ chung

Tỷ lệ ở nhóm giáo dục bậc thấp

137

Hình 4.13: Tỷ lệ đầu tư tư nhân so với GDP (%)

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)