Đánh giá kết quả cải cách thể chế kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 153 - 156)

CHƯƠNG 4: CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở GUINEA XÍCH ĐẠO,

4.3. Cải cách thể chế kinh tế ở Tunisia

4.3.3. Đánh giá kết quả cải cách thể chế kinh tế

Theo cách tiếp cận của các tổ chức quốc tế như WB, IMF theo Đồng thuận Washington, việc thực hiện SAP kể từ giữa thập kỷ 1980 nhằm cải tổ nền kinh tế Tunisia theo hướng tự do hóa và tư nhân hóa sẽ thúc đẩy sự nghiệp dân chủ hoá ở đất nước này. Thực tế ở Tunisia cho thấy, quá trình dân chủ hoá có vẻ được liên kết hữu cơ với nền kinh tế thị trường và sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu. 24 năm sau khi triển khai SAP và 15 năm sau khi ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị đã xuất hiện thông qua một cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài của Tổng thống Ben Ali.

Tuy nhiên, bất ổn chính trị - xã hội ở Tunisia lại được gây ra bởi những tác động tiêu cực về mặt xã hội của các cuộc cải cách kinh tế nói chung và cải cách thể chế nói chung theo chương trình điều chỉnh cơ cấu. Quá trình tự do hóa thương mại và cắt giảm trợ cấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và chất lượng cuộc sống của người dân ở Tunisia. Quá trình tự do hoá tài chính, cắt giảm trợ cấp và chi tiêu của chính phủ vẫn không thể giảm mạnh nợ công trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Một trong những nguyên nhân khác gây bất bình trong xã hội là chênh lệch giàu nghèo: giữa tầng lớp lao động nghèo và những những người giàu ngay trong các đô thị lớn; giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị.

Theo đánh giá của Heritage Foundation, quá trình tự do hóa tổng thể của nền kinh tế Tunisia sau cuộc cách mạng 2011 chưa đạt yêu cầu và dường như đã chậm lại. Chỉ số tự do hóa kinh tế của Tunisia đã có xu hướng sụt giảm trong những năm gần đây. Ngoại trừ xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực thương mại có chiều hướng cải thiện rõ nét, tự do hóa trong lĩnh vực đầu tư cải thiện chậm và tự do hóa tài chính hầu như không thay đổi.

142

Hình 4.14: Mức độ tự do kinh tế của Tunisia

Nguồn: Heritage Foundation, 2020, 2020 Index of Economic Freedom

Hình 4.15: Mức độ tự do thương mại, đầu tư và tài chính của Tunisia Nguồn: Heritage Foundation, 2020, 2020 Index of Economic Freedom

Có thể nhận định rằng, Tunisia đã bắt đầu đặt chân trên chặng đường dân chủ hóa về mặt chính trị và đây là bước cải cách thể chế thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo. EIU xếp nền dân chủ ở Tunisia đứng thứ 57 trong tổng số 167 quốc gia. Freedom House cũng coi Tunisia nằm trong số ít các nước châu Phi "có tự do" [59]. Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn rất chông gai và trắc trở. Báo cáo "Chỉ số các quốc gia yếu kém" của Quỹ vì hòa bình xếp Tunisia nằm trong số những quốc gia bất ổn nhất trong số 178 quốc gia được đánh giá, với cảnh báo về tình hình ở các quốc gia này rất nghiêm trọng

50 52 54 56 58 60 62 64 66

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Thương mại Đầu tư Tài chính

143

trong giai đoạn 2006-2015 [58]. Theo Bộ chỉ số quản trị quốc gia của Ngân hàng thế giới, các chỉ số về Phi bạo lực và ổn định chính trị, Hiệu lực của chính phủ, Chất lượng của các quy định và Công bằng của luật pháp ở Tunisia sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn 2006-2014 [121]; và tiếp tục kéo dài cho đến hiện nay. Sáu chính phủ đã được thành lập cho đến nay sau khi chính quyền độc tài bị lật đổ. Môi trường chính trị - xã hội bất ổn là điều kiện để cho những nhóm khủng bố như Lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) phát triển mạnh và làm dấy lên mối lo ngại về làn sóng Hồi giáo cực đoan.

Bảng 4.5: Chỉ số dân chủ của Tunisia của EIU (2010-2015)

2010 2011 2012 2013 2014 2015

2,79 5,53 5,67 5,76 6,31 6,72

Nguồn: Economic Intelligent Unit, Democracy Index 2015, Ghi chú: thang điểm 0 (kém dân chủ nhất)-10 (dân chủ nhất)

Hình 4.16: Chất lượng quản trị của Tunisia theo bộ chỉ số quản trị toàn cầu

Tiếng nói và trách nhiệm giải trình

Ổn định chính trị và phi bạo lực/khủng bố Hiệu lực của chính phủ

Chất lượng của các quy định

Thượng tôn pháp luật

Kiểm soát tham nhũng

Nguồn: Global Governance Indicator, 2019,

https://info.worldbank.org/governance/wgi/Home/Reports

144

Có thể thấy rằng, trong thời kỳ "hậu Mùa xuân Ả rập" chính quyền Tunisia hiện vẫn chỉ mải mê tập trung vào vấn đề ổn định chính trị trong một bối cảnh tiếp tục rối ren, mà chưa dành sự quan tâm đúng mực cho cải cách kinh tế và xử lý các vấn đề xã hội và phát triển con người. Thực tế cho thấy, cuộc sống của người dân ở các quốc gia từng được xem là thực hiện thành công “cuộc cách mạng” sau khi lật đổ được chế độ cũ như Tunisia có vẻ còn khó khăn hơn trước.

Tại Tunisia, nghèo đói và thất nghiệp vẫn bao trùm, thậm chí còn có xu hướng gia tăng, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2011- 2015 đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1/3 so với thời kỳ trước cách mạng (2006- 2010). Xếp hạng về Chỉ số phát triển con người (HDI) của Tunisia tụt 1 bậc trong giai đoạn 2009-2014. [112]

Cho đến nay, kết quả như mong đợi ban đầu sau làn sóng dân chủ hóa ở Tunisia vẫn chưa đạt được. Quá trình cải cách thể chế ở các nước này vẫn đang dang dở. Mặc dù chế độ độc tài bị lật đổ, song những yêu cầu dân sinh cơ bản chưa được đáp ứng, nhất là vấn đề việc làm và thu nhập, khiến cho đời sống người dân tiếp tục khó khăn. Các chính quyền mới thiếu năng lực giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội và bảo đảm an ninh nên các thành quả về dân chủ rất mong manh. Vì vậy, sự thành công của "dân chủ hóa" không thể được đánh giá dựa trên những thay đổi chính trị nhất thời mà cần phải dựa trên việc khi người dân không còn đói nghèo và thiếu thốn, khi những bất ổn xã hội được đẩy lùi và cải cách kinh tế được thực hiện. [8]

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 153 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)