CHƯƠNG 4: CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở GUINEA XÍCH ĐẠO,
4.1. Cải cách thể chế kinh tế ở Guinea xích đạo
4.1.3. Đánh giá kết quả cải cách thể chế kinh tế
Guinea xích đạo đã không đạt được những thành tựu đáng kể trong tiến trình cải cách kinh tế.
Đất nước này hiện vẫn bị xem là có môi trường đầu tư kém hấp dẫn nhất thế giới mặc dù có nguồn tài nguyên dầu mỏ. Năm 2016, WB chỉ xếp Guinea xích đạo đứng thứ 178 trong tổng số 190 nền kinh tế về môi trường kinh doanh.
Các vấn đề về khởi nghiệp kinh doanh, thuế khóa và việc giải quyết các thủ tục liên quan đến phá sản, vi phạm hợp đồng…rất khó khăn.
Heritage Foundation đánh giá chỉ số về tự do hóa kinh tế của Guinea xích đạo ở mức dưới 50 điểm - ngưỡng bị xem là không có tự do kinh tế.
117
Hình 4.2: Mức độ tự do kinh tế của Guinea xích đạo
Nguồn: Heritage Foundation (2017), 2017 Index of Economic Freedom [http://www.heritage.org/index/ranking]
Hình 4.3: Mức độ tự do thương mại, tự do đầu tư và tự do tài chính của Guinea xích đạo
Nguồn: Heritage Foundation (2017), 2017 Index of Economic Freedom [http://www.heritage.org/index/ranking]
0 10 20 30 40 50 60
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
0 10 20 30 40 50 60 70
Thương mại Đầu tư Tài chính
118
Bảng 4.2: Xếphạng chỉ số môi trường kinh doanh năm 2016 của Guinea xích đạo
M ôi trường kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh
Xử lý vấn đề liên quan đến xây dựng
Sử dụng
điện Đăng ký tài sản
Tiếp cận tín dụng
Bảo vệ các nhà đầu tư
nhỏ Đóng thuế
Thương mại xuyên biên giới
Thực thi hợp đồng
Giải quyết phá sản
178 187 160 143 160 118 137 179 174 103 169
Nguồn: WB, Ease of Doing Business 2016, Washington DC Ghi chú: Xếp hạng trong tổng số 190 nền kinh tế
Trên thực tế, Guinea xích đạo đã không tận dụng được hết lợi thế từ nguồn thu lớn từ dầu mỏ để tiến hành những cải cách cần thiết nhằm đem lại sự phát triển kinh tế bền vững. Các tổ chức quốc tế đánh giá, những chiến lược cải cách kinh tế nói chung, cải cách thể chế kinh tế nói riêng gần đây của Guinea xích đạo đã ôm đồm quá nhiều vấn đề nên không đạt được mục tiêu mong muốn.
Do vậy, chiến lược quốc gia của Ngân hàng phát triển châu Phi đối với Guinea xích đạo trong giai đoạn 2018 - 2022 đã được điều chỉnh và chỉ tập trung vào hai chủ đề cụ thể: i) hỗ trợ chuyển đổi của khu vực nông nghiệp nhằm đa dạng hoá kinh tế; và ii) nâng cao năng lực trong việc xây dựng và thực thi chính sách.
Guinea xích đạo là trường hợp rõ rệt nhất ở châu Phi phản ánh lực cản của các vấn đề về thể chế chính trị và quản trị quốc gia đối với tiến trình cải cách thể chế kinh tế.
Về mặt chính trị, ở châu Phi, sau khi Tổng thống Muammar Gaddafi của Lybia bị lật đổ năm 2011 thì ông Teodoro Obiang Nguema là nguyên thủ quốc gia (thế tục) tại nhiệm lâu nhất. Mặc dù về mặt hình thức, Guinea xích đạo có hệ thống chính trị đa đảng phái song quyền lực thực tế vẫn thuộc về Tổng thống Teodoro Obiang Nguema và phe cánh của ông. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người ở mức khỏ cao song khoảng ắ dõn số Guinea xớch đạo vẫn sống dưới mức nghèo khổ của WB. Chi tiêu của chính phủ cho giáo dục và y tế dưới mức trung bình của khu vực châu Phi nam Sahara. Một số người cho rằng, chính phủ thực hiện các khoản đầu tư không hiệu quả như dự án xây dựng thành phố mới Oyala ở trong rừng nhằm mục tiêu chuyển thủ đô về đây, chủ yếu là để tránh các âm
119
mưu đảo chính đổ bộ từ biển [133]. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện hình ảnh của mình gần đây tại châu Phi và trên các diễn đàn quốc tế, Guinea xích đạo vẫn bị các nước phương Tây xếp vào nhóm quốc gia không dân chủ với nhiều cáo buộc tham nhũng và chuyên quyền đối với chính quyền của Tổng thống Teodoro Obiang Nguema. Kết quả điều tra về Nhận thức tham nhũng năm 2013 của Tổ chức minh bạch quốc tế đã xếp Guinea xích đạo đứng thứ 163 trong tổng số 177 nước về mức độ tham nhũng [134]. Nước này cũng bị Economic Intelligent Unit xếp đứng thứ 163 trong tổng số 167 quốc gia trong bộ Chỉ số dân chủ năm 2015 - là nước kém dân chủ thứ hai châu Phi, chỉ trên Chad.
Guinea xích đạo cũng là một trong những quốc gia có chất lượng quản trị thấp nhất thế giới. Nước này đứng thứ 45 trong tổng số 52 quốc gia châu Phi được xếp hạng trong Bộ chỉ số quản trị châu Phi Ibrahim (năm 2013).
Bảng 4.3: Chất lượng quản trị của Guinea xích đạo theo bộ chỉ số quản trị châu Phi Ibrahim
An toàn và thượng tôn pháp luật
Tham dự và quyền con người
Các cơ hội kinh tế bền
vững
Phát triển
con người Điểm bình quân
Xếp hạng
41,5 25,9 28,4 57,9 38,4 45
Nguồn:2014 Ibrahim Index of African Governance (IIAG).
[http://www.moibrahimfoundation.org/interact/]
Ngân hàng thế giới cũng đánh giá chất lượng quản trị của Guinea xích đạo ở mức rất thấp trong Bộ chỉ số quản trị toàn cầu, đặc biệt ở những khía cạnh: tiếng nói và trách nhiệm giải trình, hiệu lực của chính phủ, chất lượng của các quy định, thượng tôn pháp luật và kiểm soát tham nhũng. Đặc biệt, những khía cạnh quản trị này của Guinea xích đạo hầu như không thay đổi trong nhiều năm nay.
120
Hình 4.4: Chất lượng quản trị của Guinea xích đạo theo bộ chỉ số quản trị toàn cầu
Nguồn: Global Governnance Indicator, 2019,
https://info.worldbank.org/governance/wgi/Home/Reports Tham nhũng là một vấn nạn nghiêm trọng đối với Guinea xích đạo. Trong thập niên 2000, tự do hóa môi trường đầu tư và tài chính đã giúp Guinea xích đạo thu hút được nguồn vốn đầu tư khổng lồ của các công ty nước ngoài nhằm phát triển mạnh ngành dầu khí. Các công ty của Mỹ và phương Tây như ExxonMobil, Hess, Marathon, Chevron Corporation và Vanco Energy Corporation là những nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực dầu mỏ của Guinea xích đạo. Nước này là đối tác nhận đầu tư lớn thứ tư của Mỹ vào châu Phi nam Sahara, chỉ sau Nam Phi, Angola và Nigeria. Tuy nhiên, trong lúc chính phủ Mỹ và phương Tây lên án Tổng thốngTeodoro Obiang Nguema vi phạmnhân quyền thì chính các công ty phương Tây cung cấp nguồn tiền cho chính phủ Guinea xích đạo để duy trì nền chuyên chế, độc tài và thực hiện các vi phạm đó. Các công ty xuyên quốc gia thường xuyên hối lộ, lại quả cho các quan chức chính phủ Guinea xích đạo và người thân của họ để đổi lại có được những hợp đồng liên doanh và khai thác dầu mỏ.
Tiếng nói và trách nhiệm giải trình Ổn định chính trị và phi bạo lực/khủng bố
Chất lượng của các quy định
Hiệu lực của chính phủ
Thượng tôn pháp luật
Kiểm soát tham nhũng
121
Năm 2002, Human Rights Watch phát hiện hàng trăm triệu USD từ nguồn thu dầu mỏ của Guinea xích đạo được giữ trong một tài khoản bí mật của chính phủ tại ngân hàng Riggs Bank ở Washington, DC (trong giai đoạn 1995-2004, tổng trị giá các khoản giao dịch lên tới 700 triệu USD). Tổng thống Teodoro Obiang Nguema là chủ tài khoản, trực tiếp ký và toàn quyền định đoạt các giao dịch liên quan đến tài khoản này. Tháng 1/2005, Riggs Bank đã bị kết tội vi phạm Đạo luật Bí mật ngân hàng của Mỹ vì che dấu hàng triệu USD cho các quan chức cấp cao của Guinea xích đạo và ngân quỹ của chính phủ độc tài Augusto Pinochet của Chile. Năm 2008, Human Rights Watch lại tiếp tục lên án, Tổng thống Teodoro Obiang Nguema và các quan chức trong chính phủ đã biển thủ 26 triệu USD từ một công ty dầu khí của chính phủ để mua nhà ở Madrid, Asturias, and quần đảo Canary. Mức độ tham nhũng của Guinea xích đạo bị Heritage Foundation đánh giá ở mức rất nghiêm trọng (dưới 20 điểm trong thang bậc 100 điểm).
Hình 4.5: Mức độ tham nhũng của Guinea xích đạo
Nguồn: Heritage Foundation (2017), 2017 Index of Economic Freedom [http://www.heritage.org/index/ranking]
0 5 10 15 20 25 30
122
Nhìn chung, chất lượng quản trị yếu kém và hệ thống chính trị thiếu dân chủ là lực cản lớn đối với tiến trình cải cách thể chế kinh tế ở Guinea xích đạo.
Các nhóm lợi ích ở đất nước này gắn chặt với những thể chế cũ, đặc biệt trong việc phân chia lợi ích từ các nguồn lợi kinh tế (nguồn tài nguyên dầu mỏ) của đất nước. Điều đó làm cho tiến trình cải cách hệ thống thể chế về quản lý tài nguyên;
thể chế tài chính và hệ thống ngân hàng; ngân sách và các nguồn vồn đầu tư của nhà nước; các hoạt động của khu vực công, v.v. dường như rất khó đi xa.
Các nhà lãnh đạo của Guinea xích đạo dường như chỉ tiến hành những đợt cải cách mang tính đối phó, ở bề ngoài, để giải quyết khó khăn tạm thời của nền kinh tế mà không muốn làm thay đổi những tầng sâu của hệ thống thể chế kinh tế để thúc đẩy đất nước phát triển bền vững và bao trùm.