CHƯƠNG 3. CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở CHÂU PHI
3.1. Bối cảnh và nguyên nhân của cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi
3.1.2. Chất lượng thể chế kinh tế của châu Phi
Theo Báo cáo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chất lượng thể chế đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiều nước châu Phi trong giai đoạn phát triển hiện nay. Trong số 12 trụ cột của năng lực cạnh tranh quốc gia, báo cáo này cho rằng, thể chế cùng với kết cấu hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục cơ sở là những yếu tố rất quan trọng đối với các nước đang trong giai đoạn phát triển dựa vào khai thác nguồn lực, chủ yếu là lao động kỹ năng thấp và tài nguyên thiên nhiên. Nâng cao chất lượng thể chế là một trong những điều kiện tiên quyết để các nền kinh tế này chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn – giai đoạn phát triển dựa vào tăng cường hiệu quả (huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực và những yếu tố phát triển khác). Báo cáo này cũng xếp 24 nước châu Phi thuộc nhóm nằm trong giai đoạn phát triển dựa vào khai thác các yếu tố nguồn lực; chỉ có 3 nước châu Phi đang trong giai đoạn chuyển từ mô hình phát triển dựa vào khai thác nguồn lực sang mô hình phát triển dựa vào tăng cường hiệu quả kinh tế.
Bảng 3.5: Các giai đoạn phát triển của các nước châu Phi Các giai
đoạn phát triển
Giai đoạn 1:
phát triển dựa vào các yếu tố nguồn lực
Chuyển từ Giai đoạn 1 sang Giai đoạn 2
Giai đoạn 2:
Phát triển dựa vào tăng cường hiệu quả
Chuyển từ Giai đoạn 2 sang Giai đoạn 3
Giai đoạn 3:
Phát triển dựa vào sáng tạo
GDP bình quân đầu
người
< $2000 $2000 -
$2999
$3000-8999 $9000-17000 >$17000
Các yếu tố (trụ cột) quan trọng đối với từng giai đoạn phát triển
1. Thể chế 2. Kết cấu hạ tầng
3. Môi trường vĩ mô ổn định 4. Sức khỏe và Giáo dục cơ sở
5. Giáo dục và đào tạo bậc cao 6. Hiệu quả
của thị
trường hàng hóa
7. Hiệu quả
của thị
11. Phức tạp của các hoạt động kinh doanh
12. Sáng tạo
70
trường lao động
8. Phát triển thị trường tài chính
9. Sẵn sàng về công nghệ 10. Quy mô thị trường Các nước
châu Phi
Benin, Burundi, Cameroon, Chad, Cộng hòa dân chủ Congo, Côte d'Ivoire, Ethiopia, Gambia, Ghana, Kenya, Lesotho, Liberia, Madagascar, Malawi, Mali, Mauritania, Mozambique, Rwanda, Senegal, Sierra Leone, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe
Botswana, Gabon, Nigeria
Cape Verde, Ai Cập, Morroco, Namibia, Nam Phi, Tunisia
Mauritius
Nguồn: World Economic Forum (2016), Global Competitiveness Report 2016-2017, Geneva, Tr.38
Báo cáo chỉ số cạnh tranh toàn cầu của WEF chia trụ cột thể chế (kinh tế) gồm 21 cấu phần,nhóm lại thành những thể chế của khu vực công và thể chế của khu vực tư nhân. Mauritius, Nam Phi và Rwanda được WEF coi là những nền
71
kinh tế có năng lực cạnh tranh hàng đầu châu Phi, đứng thứ 45, 47 và 52 trong tổng số 138 nền kinh tế được xếp hạng của thế giới năm 2016. Liberia (131), Sierra Leon (132), Mozambique (133), Malawi (134), Burudi (135), Chad (136) và Mauritania (137) là những nền kinh tế có năng lực cạnh tranh kém nhất châu Phi và cũng đứng gần cuối bảng xếp hạng của thế giới (chỉ hơn Yemen, đứng thứ 138).
Rwanda được WEF coi là nước có chất lượng thể chế kinh tế tốt nhất châu Phi, đứng thứ 13 trong tổng số 138 nền kinh tế được xếp hạng của thế giới, với chất lượng thể chế đặc biệt tốt ở những khía cạnh: thủ tục quy định thông thoáng, sử dụng ngân sách của chính phủ hiệu quả, không có hoạt động tội phạm và khủng bố, chất lượng tốt của đội ngũ cảnh sát. Xếp hạng của Rwanda về mặt thể chế thậm chí còn cao hơn nhiều nước khác như: Anh (đứng thứ 14), Mỹ (đứng thứ 27), Trung Quốc (đứng thứ 45) và Việt Nam (đứng thứ 82) [115].Tiến trình cải cách thể chế và dân chủ hoá ở Rwanda trong hơn một thập kỷ qua gắn với nỗ lực hoà hợp, hoà giải dân tộc; và điều đáng nói là nó đã thành công ngay cả sau khi nước này đã trải qua những cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu và thảm hoạ diệt chủng vào giữa thập niên 1990. Trong khi đó, Chad bị WEF coi là nước có chất lượng thể chế tồi nhất châu Phi, đứng thứ 136 trong tổng số 138 nền kinh tế được xếp hạng của thế giới, đặc biệt với các vấn đề nghiêm trọng về đảm bảo quyền sở hữu, sử dụng ngân sách nhà nước, tham nhũng, chính sách thiếu minh bạch, nạn khủng bố, các chuẩn mực kiểm toán yếu kém và tổ chức hoạt động của các công ty không lành mạnh, thiếu hiệu quả.
72
Bảng 3.6: Sự tương phản trong chất lượng thể chế của Rwanda và Chad Các thể chế công và tư Xếp hạng
của Rwanda
Xếp hạng của Chad
Thứ hạng về thể chế 13 136
1. quyền sở hữu 22 133
2. bảo hộ sở hữu trí tuệ 28 133
3. phân bổ các nguồn quỹ công cộng 16 137
4. tin tưởng của công chúng đối với các nhà chính trị 7 105 5. các khoản chi trả không thường xuyên và hối lộ 20 136
6. độc lập của tư pháp 25 130
7. các quyết định mang tính chất thiên vị của quan chức chính phủ
9 113
8. lãng phí trong chi tiêu chính phủ 4 100
9. gánh nặng của các quy định của chính phủ 2 95
10. tính hiệu quả của khung khổ pháp lý trong giải quyết tranh chấp
11 105
11. hiệu quả của khung khổ pháp lý trong việc xử lý các quy định
14 114
12. sự minh bạch trong xây dựng chính sách của chính phủ
9 135
13. chi phí kinh doanh vì các hoạt động khủng bố 9 136 14. chi phí kinh doanh vì các hoạt động tội phạm và bạo lực 5 123
15. tội phạm có tổ chức 6 128
16. sự tin cậy của lực lượng công an 6 124
17. hành xử có đạo đức của các công ty 21 135
18. sức mạnh của kiểm toán và các chuẩn mực báo cáo 40 136
19. hiệu lực của hội đồng quản trị công ty 27 134
20. bảo vệ lợi ích của các cổ đông nhỏ 23 130
21. bảo vệ các nhà đầu tư. 79 120
Nguồn: World Economic Forum (2016),Global Competitiveness Report 2016- 2017, Geneva, Tr.143, 309
73
Chất lượng và hiệu quả của các quy định là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng của hệ thống thể chế. Các quy định có thể giúp cho môi trường kinh doanh thêm thuận lợi và thông thoáng; khắc phục những
“khuyết tật” của thị trường; đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, một hệ thống quy định chồng chéo, phức tạp cũng có thể tạo ra gánh nặng, cản trở hoạt động kinh doanh của các công ty, nhất là các công ty nhỏ và vừa; đồng thời đây cũng là môi trường thuận lợi cho tình trạng tham nhũng, trục lợi nảy sinh. Ví dụ, ở Singapore để mở một công ty chỉ mất bình quân khoảng 2,5 ngày và chỉ phải tiến hành 3 thủ tục hành chính; trong khi ở Guinea xích đạo mất đến 135 ngày và phải tiến hành tới 18 thủ tục hành chính.[126]
Báo cáo Chỉ số môi trường kinh doanh (DB) của WB đã đưa ra một bộ chỉ số gồm 10 yếu tố có tác động đến môi trường kinh doanh gồm: khởi sự doanh nghiệp; giải quyết việc xin giấy phép xây dựng; xin cấp điện; đăng ký tài sản;
xin nhận tín dụng; mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư nhỏ; gánh nặng thuế phải trả; hoạt động thương mại dọc & xuyên biên giới; mức độ thực thi các hợp đồng;
và chấm dứt kinh doanh (Ngoài ra, còn có yếu tố các quy định về thị trường lao động song yếu tố này không được đưa vào để tính điểm chung cho Chỉ số về môi trường kinh doanh). Theo DB 2016, châu Phi là một trong những khu vực có mức độ cải thiện môi trường kinh doanh nhanh hàng đầu thế giới trong hơn một thập kỷ qua, chỉ đứng sau châu Âu và Trung Á. Điều này là do châu Phi gồm nhiều nền kinh tế có xuất phát điểm thấp và mới bước đầu triển khai các cải cách môi trường kinh doanh. Báo cáo DB 2016 chia các nền kinh tế thành bốn nhóm: i) Những nền kinh tế có các quy định chất lượng cao và việc thực thi rất hiệu quả; ii) Những nền kinh tế có các quy định chất lượng thấp và thực thi kém hiệu quả – hệ thống các quy định ở đây phức tạp, tạo ra các hình thức trục lợi thay vì cung cấp các điều kiện và dịch vụ thuận lợi cho kinh doanh; iii) Những nền kinh tế có các thủ tục kinh doanh nhanh chóng, thuận lợi song các quy định có chất lượng không cao - nhóm này chủ yếu gồm các nền kinh tế mới bắt đầu
74
tiến hành cải cách để cải thiện tiến trình thực thi chính sách song vẫn chưa cải thiện được chất lượng của các quy định; và iv) Những nền kinh tế có chất lượng của các quy định tốt song tiến trình thực thi phức tạp, kém hiệu quả. Phần lớn các nền kinh tế trên thế giới thuộc nhóm thứ nhất và nhóm thứ ba [126], còn các nền kinh tế châu Phi chủ yếu nằm trong nhóm thứ hai và thứ ba là những nền kinh tế có chất lượng và hiệu quả của các quy định thấp hoặc tuy có thủ tục hành chính thông thoáng, thuận lợi song chất lượng của các quy định lại không cao.
Các nền kinh tế được xếp hàng đầu châu Phi về môi trường kinh doanh thông thoáng là: Mauritius (đứng thứ 32 thế giới), Rwanda (đứng thứ 62 thế giới), Botswana (đứng thứ 72) và Nam Phi (đứng thứ 73); còn các nền kinh tế đứng cuối bảng của châu Phi là Cộng hòa dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan và Eritrea, lần lượt đứng thứ 184, 185, 187, 189 trong bảng xếp hạng gồm 189 nền kinh tế trên thế giới.[126]
Các nước châu Phi thường nổi tiếng với nạn tham nhũng song cũng có những trường hợp ngoại lệ. Theo Báo cáo Chỉ số nhận thức về tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế năm 2016, Botswana là quốc gia ít tham nhũng nhất châu Phi, đứng thứ 28 trong tổng số 168 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Thứ hạng này thậm chí còn cao hơn một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan (đứng thứ 30 thế giới), Hàn Quốc (đứng thứ 37 thế giới). Đứng sau Botswana ở châu Phi là Cape Verde (đứng thứ 40 thế giới), Seychelles (đứng thứ 40 thế giới) và Rwanda (đứng thứ 44 thế giới). Đứng cuối bảng xếp hạng của châu Phi là các nước: Angola, Nam Sudan (đứng thứ 163 thế giới), Sudan (đứng thứ 165 thế giới) và Somalia (167 thế giới) [103]. Tuy tình hình tham nhũng ở một số nước có được cải thiện như Senegal, Namibia, Ai Cập, Cote d'Ivoire...song tại nhiều nước khác nạn tham nhũng thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn. Trong cuộc điều tra năm 2016 của Tổ chức minh bạch quốc tế, có đến 58% số người được hỏi cho rằng tình hình tham nhũng ở nước họ đã trở nên nghiêm trọng hơn năm trước. Những nước đứng đầu trong nhóm này là Nam Phi
75
(83% số người được hỏi), Ghana (76% số người được hỏi) và Nigeria (75% số người được hỏi) [104]. Hoạt động tham nhũng ở châu Phi phổ biến trong ngành công an, giới lãnh đạo điều hành các công ty lớn, thuế và toà án.
Công an
Giới điều hành các công ty lớn Quan chức chính phủ
Các bộ thuế
Toà án và cán bộ xét xử Nghị sỹ quốc hội Chính quyền địa phương
Văn phòng tổng thống Các nhà lãnh đạo truyền thống
Các nhà lãnh đạo tôn giáo
Hình 3.2: Mức độ tham nhũng tại một số tổ chức và nhóm người tại châu Phi
Nguồn: Transprarency International (2015), Global Coruption Barometer:
People and Corruption Africa Survey 2015,author: Coralie Pring, Global Surveys,Figure 1, page 8
Báo cáo Chỉ số tự do kinh tế của Quỹ Heritage năm 2016 đánh giá mức độ tự do của một nền kinh tế theo bốn nhóm chỉ số sau: 1) Tinh thần thượng tôn pháp luật (bảo đảm quyền sở hữu, không bị tham nhũng); 2) Hạn chế của chính phủ (tự do về tài khoá, chi tiêu của chính phủ); 3) Hiệu quả của quy định (tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do về tiền tệ) và 4) Thị trường mở (tự do thương mại, tự do đầu tư và tự do tài chính). Theo báo cáo này, châu Phi có 8 nền kinh tế bị coi là bị hạn chế về mức độ tự do (trong tổng số 24 nền kinh tế của thế giới thuộc nhóm này). Các nền kinh tế đứng cuối bảng xếp hạng gồm: Cộng hoà Trung Phi, Guinea xích đạo, Cộng hoà Congo, Eritrea và Zimbabwe đứng thứ 168, 170, 172, 173 và 175 trong tổng số 186 nền kinh tế trên thế giới được xếp hạng năm 2016.
76
Bảng 3.7: Các nước bị xếp hạng có nền kinh tế bị hạn chế tự do Xếp hạng/186
nền kinh tế Nước
Xếp hạng/186 nền
kinh tế
Nước
155 Lào 167 Timor-Leste
156 Angola 168 Cộng hoà Trung phi
157 Belarus 169 Argentina
158 Myanmar 170 Guinea xích đạo
159 Ecuador 171 Iran
160 Bolivia 172 Cộng hoà Congo
161 Đảo Solomon 173 Eritrea
162 Ukraine 174 Turkmenistan
163 Cộng hoà dân chủ Congo
175 Zimbabwe
164 Chad 176 Venezuela
165 Kiribati 177 Cuba
166 Uzbekistan 178 CHDCND Triều Tiên
Nguồn: Heritage Foundation (2016), 2016 Index of Economic Freedom http://www.heritage.org/index/ranking