CHƯƠNG 3. CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở CHÂU PHI
3.2. Nội dung cơ bản trong cải cách thể chế kinh tế thị trường ở châu Phi
3.2.2 Mở cửa nền kinh tế
Mở cửa kinh tế, tiến hành hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nền kinh tế châu Phi theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung trong quá trình tự do hoá. Trong thời kỳ
0 10 20 30 40 50 60 70
Thế giới Châu Phi nam Sahara Châu Á-Thái Bình Dương
83
kế hoạch hóa, nhiều chính phủ châu Phi đã nỗ lực thay thế mạng lưới thương mại được hình thành trong thời kỳ thuộc địa - vốn được xem là công cụ để các nước phương Tây bòn rút tài nguyên và bóc lột người dân, bằng một hệ thống thương mại mới. Tuy nhiên, nỗ lực này đã không thành công; kết quả đem lại là một nền kinh tế “ngăn sông, cấm chợ” và đóng cửa với bên ngoài hoặc bị cấm vận kinh tế bởi tình trạng vi phạm nhân quyền, phân biệt chủng tộc. Ngay cả giữa các nước châu Phi, rào cản thương mại vẫn tương đối cao trước khi bắt đầu tiến trình mở cửa (Tính bình quân, mức thuế quan giữa các nền kinh tế đang phát triển cao gấp ba lần mức thuế quan giữa các nền kinh tế phát triển đối với hàng hoá công nghiệp chế tạo), trong khi khoảng 1/6 giá trị xuất khẩu của các nước châu Phi là trong châu lục [123]. Nhằm dỡ bỏ các rào cản này, những nước châu Phi đã nỗ lực triển khai một số hiệp định hội nhập kinh tế khu vực, như: Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) và Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC).
Ngoài ra, châu Phi cũng tham gia tích cực vào nhóm “G77” của các nền kinh tế đang phát triển trong nỗ lực hội nhập và mở cửa.
Tự do hoá thương mại, nhất là chính sách thúc đẩy xuất khẩu, đã giúp kim ngạch xuất khẩu của các nước châu Phi tăng trưởng từ mức bình quân 2,4%/năm trong những năm 1980 lên 4,4% trong những năm 1990 [123]. Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới chỉ rất khiêm tốn. Trong giai đoạn 1980-2000, mức độ giảm thuế quan ở châu Phi chậm hơn so với nhiều nền kinh tế đang phát triển ở các châu lục khác: trong khi thuế quan của các nền kinh tế đang phát triển giảm khoảng một nửa thì mức giảm này ở châu Phi chỉ khoảng 1/3. Trong giai đoạn 1980-1990, ước tính khoảng 25% tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn của châu Phi so với Đông Á là do độ mở cửa thấp hơn[45]. Mặc dù giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 29% GDP của châu Phi (không thấp hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới là 27%), giá trị thương mại của châu Phi chỉ chiếm dưới 1% giá trị thương mại toàn cầu. [111]
84
Các thỏa thuận thương mại khu vực cũng góp phần thúc đẩy tự do hóa thị trường nội địa ở châu Phi. Các quốc gia châu Phi Nam Sahara có lịch sử và đặc điểm chung là các nước thuộc địa, có nhiều sự tương đồng trong tổ chức hành chính và pháp lý nên dễ dàng liên kết thương mại với nhau. Các khối thương mại này cho phép di chuyển tự do các yếu tố sản xuất nông nghiệp, hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp. Thương mại nội khối châu Phi được mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng góp cho việc cải thiện khả năng cạnh tranh và chuẩn bị cho việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
Các chương trình tự do hóa thương mại khu vực cũng dẫn đến những thay đổi chính sách cốt lõi liên quan đến việc loại bỏ các rào cản thủ tục đối với thương mại tự do, ví dụ: giấy phép nhập khẩu;xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại nội khối;xóa bỏ thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu;tuân thủ một biểu thuế chung bên ngoài theo nghĩa vụ của khu vực và WTO.
Các hiệp định khu vực đã từ những năm 1990 bao gồm: Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi (WAEMU), Diễn đàn tạo thuận lợi hội nhập khu vực (RIFF) trước đây là sáng kiến xuyên biên giới (CBI), Liên minh Hải quan Nam Phi (SACU) và Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Trung Phi (CAEMC), Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SAADC), Khối Thị trường chung miền đông và miền nam châu Phi (COMESA), Ủy ban Hợp tác Đông Phi (EAC), Ủy ban Ấn Độ Dương (IOC) và Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS).
Dù vậy, không phải tất cả các nước châu Phi đều sẵn sàng tham gia vào các hiệp định thương mại khu vực và ngay cả sau khi ký các hiệp định này, thuế quan thương mại vẫn tiếp tục được giữ ở mức cao. Mở cửa thương mại khiến cho châu Phi ngày càng trở nên lệ thuộc vào việc xuất khẩu tài nguyên. Các nền kinh tế công nghiệp hoá mới ở châu Á đã khởi đầu cũng bằng việc xuất khẩu tài nguyên và các loại hàng hoá thâm dụng lao động. Tuy nhiên, họ đã biết lấy nguồn thu xuất khẩu này để đầu tư phát triển các ngành chế tạo và nâng cao năng suất để duy trì mức tăng trưởng kinh tế [109]. Các nước châu Phi đã không làm
85
được điều này nên khiến cho khả năng cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng suy giảm và mắc phải nghịch lý là: khi tăng sản lượng tài nguyên xuất khẩu sẽ dẫn đến giá cả giảm sút.
Trong nỗ lực thúc ép các nước châu Phi cải cách, các tổ chức quốc tếcũng nhấn mạnh vấn đề tự do hoá thịtrường tài chính, để cho thịtrường huy động các nguồn lực tài chính và xác định lãi suất. Phần lớn các nước châu Phi có thị trường tài chính rất kém phát triển, đặc biệt khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của khu vực nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỷ lệ tiết kiệm ở châu Phi thường thấp (thấp hơn ở các nền kinh tế châu Á) và điều này khiến cho việc huy động nguồn lực cho đầu tư ở châu Phi gặp nhiều khó khăn. Tự do hoá tài chính giúp cho các hộ gia đình tiết kiệm và nắm giữ các tài sản tài chính và giúp các nguồn lực khan hiếm được chuyển tới các công ty hoạt động hiệu quả nhất trên thịtrường. Điều này cũng giúp dỡ bỏ các méo mó trên một khu vực tài chính bị kiểm soát, thu hút các nguồn lực tài chính trên phạm vi toàn cầu. Các nước châu Phi muốn thu hút nguồn vốn đầu tư từbên ngoài đều mong muốn được các định chế quốc tế chứng nhận về tự do hoá tài chính. Kể từ đầu những năm 2000, mức độ tự do tiền tệ của các nền kinh tế châu Phi đã bắt kịp với thế giới nhờ những chính sách tự do hoá như phá giá đồng tiền, áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi.
Đến những năm 1990, hầu hết các nước châu Phi đã tiến hành tự do hoá thương mại và triển khai các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Kể từ đầu những năm 2000, môi trường tự do hoá đầu tư ở châu Phi nam Sahara thậm chí còn tốt hơn ở châu Á-Thái Bình Dương. Mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế đã giảm mạnh. Xét về mức độ tự do tài khoá và chi tiêu của chính phủ, châu Phi nam Sahara được coi là các nền kinh tế có mức tương đối tự do.
Đặc biệt, nếu xét về chi tiêu của chính phủ, mức độ tự do của các nền kinh tế châu Phi còn cao hơn mức trung bình của thế giới và ngang với các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Đây là kết quả của những chương trình cải cách cơ cấu được các nhà tài trợ như WB, IMF vừa cổ vũ, vừa áp đặt.
86
Tự do thương mại
Tự do đầu tư
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Thế giới Châu Phi nam Sahara Châu Á-Thái Bình Dương
0 10 20 30 40 50 60 70
Thế giới Châu Phi nam Sahara Châu Á-Thái Bình Dương
87
Tự do tài chính
Tự do tiền tệ
Hình 3.4: Tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính và tiền tệ của châu Phi nam Sahara so với thế giới và châu Á – Thái Bình Dương Nguồn: Heritage Foundation (2016), 2016 Index of Economic Freedom
[http://www.heritage.org/index/ranking]
Khác với các nền kinh tế phát triển, tự do hoá nông nghiệp là một trong
0 10 20 30 40 50 60
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Thế giới Châu Phi nam Sahara
Châu Á-Thái Bình Dương
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Thế giới Châu Phi nam Sahara Châu Á-Thái Bình Dương
88
những ưu tiên hàng đầu của các nước châu Phi nhằm phát huy được tiềm năng của lĩnh vực có thế mạnh này. Nhiều chính phủ châu Phi hy vọng, việc dỡ bỏ các hạn ngạch và giảm thuế của các nền kinh tế phát triển sẽ giúp nước họ đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, việc tập trung vào khu vực nông nghiệp và xuất khẩu tài nguyên đã khiến cho ngành công nghiệp ở nhiều nước châu Phi (ngoại trừ Nam Phi) bị suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP đã giảm từ 39% năm 1980 xuống còn 32% năm 1997. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chỉ có giá trị thấp; sản phẩm chế tạo chỉ chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu [111]. Quá trình mở cửa khiến cho nhiều ngành công nghiệp non trẻ của châu Phi bịtác động tiêu cực và suy giảm. Ngoài ra, việc cắt giảm chi tiêu chính phủ theo các chương trình cải cách từ mức bình quân khoảng 20% GDP trong những năm 1970 xuống còn khoảng 13% trong giai đoạn 2000-2006 cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng phục vụ công nghiệp [100].