Cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ

2.4. Cải cách thể chế kinh tế thị trường của một số nước và nhóm nước

2.4.2. Cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Hàn Quốc

Kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, Hàn Quốc đã nỗ lực tái thiết sau chiến tranh tập trung vào công nghiệp hóa, đô thị hóa, và tăng trưởng kinh tế định hướng xuất khẩu. Hàn Quốc đã chuyển từ một quốc gia thuộc “thế giới thứ ba” sang một quốc gia thuộc “thế giới thứ nhất” trong vòng 50 năm. Tuy nhiên, trong vòng 50 năm đó, đất nước Hàn Quốc cũng đã trải qua nhiều thăng trầm và nhiều cuộc cải cách thể chế quan trọng: Cuộc cải cách thể chế thứ nhất là tiến trình dân chủhóa từ cuối những năm 1970; cuộc cải cách thể chế thứ hai diễn ra sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998; còn cuộc cải cách gần đây nhất diễn ra trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Mối liên hệ qua lại giữa ba nguyên tắc “ý thức hệ Chiến tranh lạnh”, “nhà nước độc tài” và “phát triển kinh tế” đã chi phối sâu sắc nền kinh tế, xã hội và chính trị Hàn Quốc dưới thời kỳ độc tài quân sự (1961 – 1987).

Kể từ năm 1962, chính quyền độc tài quân sự của ông Park Chung-Hee đã

52

đưa ra và thực thi những kế hoạch phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa đồng thời dựa vào mô hình nhà nước chỉ đạo tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc đã chuyển trọng tâm của nền công nghiệp sang sản xuất để xuất khẩu, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công và trở thành con hổ kinh tế ở châu Á.

Tuy nhiên, trong chính sách đối nội và đối ngoại, Tổng thống Park Chung-hee đã để lại những dấu ấn rất tiêu cực. Chế độ của ông coi đàn áp chính trị là sách lược chính đối với những người chốngđối nên rất khắc nghiệt với các công dân của mình. Park Chung-hee đã cho ban hành nhiều sắc lệnh chống công nhân, cấm mít tinh, biểu tình, diễu hành và đàn áp dã man các phong trào đấu tranh chống đối chính phủ.

Từ nửa sau những năm 1970, xã hội Hàn Quốc bắt đầu rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Chính sách phản dân chủ của chính quyền Park Chung Hee đã dấy lên phong trào chống đối chính phủ mạnh mẽ của mọi tầng lớp. Những làn sóng biểu tình phản đối chế độ độc tài càng ngày càng lan rộng ở Hàn Quốc vì có quá nhiều người dân không thể hài lòng với cách cai trị độc đoán của Park Chunghee. Sau khi ông Park Chung-hee bị ám sát năm 1979, Hàn Quốc trải qua hai đời tổng thống là ông Choi Kyu-hah và người kế nhiệm ông Choi Kyu-hah là Tổng thống Chun Doo-hwan trong bối cảnh chính trường Hàn Quốc dần chuyển từ hỗn loạn sang ổn định hơn. Trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Hàn Quốc năm 1987, một chính quyền dân chủ đã được thành lập sau chiến thắng của ông Roh Tae-woo. Sau cuộc bầu cử dân chủ lần hai vào năm 1992, ông Kim Young- sam đã trở thành tổng thống.

Tổng thống Kim Young-sam đã có nhiều cố gắng cải cách hệ thống hành chính và nền kinh tế Hàn Quốc. Ông đã phát động các chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt. Đồng thời, ông cũng đã ân xá cho hàng ngàn tù nhân chính trị [22]. Năm 1997, đảng đối lập đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ lần thứ ba tại Hàn Quốc và đạt được sự chuyển giao quyền lực bằng con đường hoà

53

bình. Năm 2007, người Hàn Quốc đã kỷ niệm 20 năm nền dân chủ được thiết lập tại nước này.[28]

Trước khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, kinh tế Hàn Quốc đã tận hưởng liên tiếp hơn 3 thập kỷ tăng trưởng ngoạn mục. Hàn Quốc chuyển đổi kỳ diệu từ một quốc gia “nghèo khổ” thành “cơ sở công nghiệp chế tạo hùng mạnh”. Sự “thần kỳ” này là kết quả của chiến lược công nghiệp hoá định hướng bởi nhà nước và thực hiện các tập đoàn kinh doanh sản xuất lớn (chaebol).

Khởi đầu từ thập kỷ 1960, chủ nghĩa độc đoán phát triển bao trùm tư duy của lãnh đạo Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ dài đã định hướng chiến lược cho doanh nghiệp, can thiệp sâu vào các quyết định kinh doanh sản xuất. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để phân bổ nguồn lực theo ý chí chính trị. Mặc dù chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế Hàn Quốc song cùng với quá trình công nghiệp hoá, chủ nghĩa độc đoán phát triển đã tạo điều kiện cho sự lan rộng của “chủ nghĩa tư bản thân quen” vốn chứa đựng sự dễ dãi, khuyến khích triệt thoái nguyên tắc dân chủ và minh bạch trong kinh doanh.

Với nhiệm vụ bà đỡ cho doanh nghiệp, chính phủ Hàn Quốc dành nhiều ưu đãi về vốn, về chính sách thuế cũng như quan thuế, về thể chế quản lý…cho một số chaebol thuộc sở hữu gia đình với kỳ vọng họ là lực lượng chủ lực để hiệnthực hoá chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Để tạo điều kiện cho các chaebol thực thi mục tiêu kinh tế đầy tham vọng do chính phủ đặt ra, mối quan hệ ba bên nhà nước - ngân hàng - doanh nghiệp đã được khai thác tối đa. Cùng với thời gian, mối quan hệ này không còn có động cơ hoàn toàn “trong sáng”, nó biến chất thành liên minh tay ba với nhiều hoạt động kinh doanh thiếu minh bạch, quản lý công ty lỏng lẻo, quan hệ gia đình trong các chaebol chi phối các quyết định quản trị công ty, bỏ qua trách nhiệm giải trình. Nhiều quyết định kinh doanh mắc phải sai lầm nghiêm trọng do sự câu kết của liên minh tay ba này.

Những thành công kinh tế của Hàn Quốc đã rất ấn tượng cho đến khi khủng

54

hoảng tài chính châu Á xảy ra. Sự sụp đổ tài chính vào năm 1997-1998 của Hàn Quốc đã buộc giới chức nước này phải thừa nhận “khuyết tật” ngay trong mô hình vốn từng nhận được nhiều ca ngợi. Lãnh đạo Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm cơ bản là: nền kinh tế thị trường được xây dựng trong môi trường thiếu minh bạch và bỏ qua giá trị dân chủ đích thực.Khi các tập đoàn kinh tế , các công ty có vấn đề về năng lực tài chính, về hiệu quả đầu tư, về quản trị kinh doanh, về thể chế hoạt động hay về tính minh bạch…chúng làmsuy yếu sức mạnh và làm giảm độ tín nhiệm của nền kinh tế. Các chaebol được coi như những quả đấm thép hiện thực hoá thành công ý chí chính trị của lãnh đạo nhà nước Hàn Quốc, nhưng đồng thời chính chúng đã dẫn Hàn Quốc đến đổ vỡ tài chính.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã làm bộc lộ những khiếm khuyết do thực thi chủ nghĩa độc đoán phát triển tạo ra. Sau thời kỳ phát huy tính tích cực, việc điều hành vĩ mô độc đoán đến lúc cần phải được thay thế bằng cách thức điều hành dân chủ, công khai, minh bạch thông qua tái cấu trúc nền kinh tế bằng cách cải cách thể chế kinh tế trên nền tư duy phát triển mới, theo đuổi song song dân chủ và kinh tế thị trường. Chính phủ Hàn Quốc trong cơn bĩ cực đã phải chấp nhận điều kiện tái cấu trúc khắc nghiệt mà IMF đưa ra để đổi lấy gói cứu trợ 65 tỷ đôla vào tháng 12 năm 1997.

Một trong những nội dung quan trọng nhất của tái cấu trúc nền kinh tế Hàn Quốc sau thời kỳ khủng hoảng châu Á là tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp, cụ thể là các chaelbo lớn vốn đóng vai trò chủ lực trong hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ của nền kinh tế quốc gia. Đồng thời với vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển trong nhiều thập kỷ qua, các doanh nghiệp Hàn Quốc, đặc biệt là những chaebol, đã áp dụng mô hình quản trị chứa đựng quá nhiều khiếm khuyết nên thất bại là điều khó tránh khỏi. Một loạt biện pháp khắc nghiệt đã được IMF đưa ra nhằm cải cách nền quản trị của các chaebol, như: tăng cường sự minh bạch, nghiêm cấm các hình thức bảo lãnh chéo, tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi, nghiêm cấm các hình thức hối lộ, các hình thức tác động lên quá trình ra quyết định chính sách, v.v.

55

Cuộc khủng hoảng này đã buộc lãnh đạo nhà nước và doanh nghiệp phải cùng nhau nắn chỉnh điều hành vĩ mô cũng như vi mô vào đúng khuôn khổ. Hàn Quốc đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa độc đoán phát triển, nghiêm túc xoá bỏ những yếu kém trong quản trị nhà nước cũng như quản trị công ty. Vì lợi ích lâu dài của quốc gia, chương trình tái cấu trúc kinh tế nhằm giúp chuyển đổi nền kinh tế Hàn Quốc từ mô hình độc đoán phát triển sang mô hình kinh tế thị trường minh bạch và tự do tài chính nhằm thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài, từ đó thúc đẩy sự lớn mạnh và thâm nhập rộng hơn của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào thị trường toàn cầu [17].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)